A - Cải thiện Thái độ học tập:
- Con tự giác học tập không cần nhắc nhở sau ít nhất 03 tháng tham gia chương trình
- Kiên trì với các dạng bài khó, chủ động đặt câu hỏi khi chưa hiểu
B - Nắm chắc kiến thức và thành thạo kĩ năng, hiểu bản chất:
Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
- Xác định được: tập xác định; tập giá trị; tính chất chẵn, lẻ; tính tuần hoàn; chu kì; khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số y = sinx: y = cosx; y = tanx; y = cotx.
- Vẽ được đồ thị của các hàm số y = sinx: y = cosx; y = tanx; y = cotx
- Giải thành thạo phương trình lượng giác cơ bản. Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải phương trình lượng giác cơ bản.
- Giải được các phương trình: bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác; asinx+bcosx = c.
Tổ hợp. Khái niệm xác suất
- Bước đầu vận dụng được quy tắc cộng và quy tắc nhân.
- Tính được số các hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp chập k của n phần tử .
- Biết khai triển nhị thức Niu-tơn với một số mũ cụ thể.
- Tìm được hệ số của xk trong khai triển (ax + b)n thành đa thức
- Xác định được: phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu; biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
- Biết dùng máy tính bỏ túi hỗ trợ tính xác suất.
Dãy số. Cấp số cộng. Cấp số nhân.
- Biết cách chứng minh một số mệnh đề đơn giản bằng quy nạp
- Chứng minh được tính tăng, giảm, bị chặn của một dãy số đơn giản cho trước
- Tìm được các yếu tố còn lại khi cho biết 3 trong 5 yếu tố u1, un,, n, d, Sn.
Giới hạn
- Tìm được giới hạn của một số dãy số đơn giản.
- Tìm được tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn.
- Trong một số trường hợp đơn giản, tính được giới hạn của hàm số tại một điểm.
- Trong một số trường hợp đơn giản, tính được giới hạn một bên của hàm số.
- Trong một số trường hợp đơn giản, tính được giới hạn của hàm số tại ±¥.
- Biết ứng dụng các định lí về tổng, hiệu, tích, thương của hai hàm số liên tục.
Định lí: Nếu f(x) liên tục trên một khoảng chứa hai điểm a, b và f(a).f(b) < 0 thì tồn tại ít nhất một điểm c (a,b) sao cho f(c) = 0.
xét tính liên tục của một hàm số đơn giản.
- Biết chứng minh một phương trình có nghiệm dựa vào định lí về hàm số liên tục.
Đạo hàm
- Tính được đạo hàm của hàm luỹ thừa, hàm đa thức bậc 2 hoặc 3 theo định nghĩa
- Viết được phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm thuộc đồ thị
- Biết tìm vận tốc tức thời tại một thời điểm của một chuyển động có phương trình S = f(t).
- Tính được đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương các hàm số; hàm hợp và đạo hàm của hàm hợp.
- Tính được đạo hàm của một số hàm số lượng giác
- Tính được đạo hàm cấp hai của một số hàm số.
- Tính được gia tốc tức thời của một chuyển động có phương trình S = f(t) cho trước.
Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
- Biết một quy tắc tương ứng là phép biến hình. Dựng được ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho.
- Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép đối xứng trục
- Xác định được biểu thức toạ độ; trục đối xứng của một hình.
- Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép đối xứng tâm
- Xác định được biểu thức toạ độ; tâm đối xứng của một hình
- Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép tịnh tiến
- Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép quay
- Bước đầu vận dụng phép dời hình trong bài tập đơn giản
- Nhận biết được hai tam giác, hình tròn bằng nhau
- Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một đường tròn,... qua một phép vị tự.
- Bước đầu vận dụng được tính chất của phép vị tự để giải bài tập.
- Bước đầu vận dụng được phép đồng dạng để giải bài tập.
- Nhận biết được hai tam giác đồng dạng.
- Xác định được phép đồng dạng biến một trong hai đường tròn cho trước thành đường tròn còn lại.
Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
- Vẽ được hình biểu diễn của một số hình không gian đơn giản.
- Xác định được: giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
- Biết sử dụng giao tuyến của hai mặt phẳng chứng minh ba điểm thẳng hàng trong không gian
- Xác định được: đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, mặt bên, mặt đáy của hình chóp
- Xác định được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng
- Biết cách chứng minh hai đường thẳng song song.
- Biết áp dụng định lí “Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song mà cắt nhau thì giao tuyến của chúng song song (hoặc trùng) với một trong hai đường đó” để xác định giao tuyến hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.
- Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.
- Biết cách vẽ hình biểu diễn một đường thẳng song song với một mặt phẳng; chứng minh một đường thẳng song song với một mặt phẳng
- Biết dựa vào các định lí“ Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng P thì mọi mặt phẳng Q chứa a và cắt P thì cắt theo giao tuyến song song với a”. xác định giao tuyến hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết cách chứng minh hai mặt phẳng song song.
- Vẽ được hình biểu diễn của hình hộp; hình lăng trụ, hình chóp có đáy là tam giác, tứ giác.
- Vẽ được hình biểu diễn của hình chóp cụt với đáy là tam giác, tứ giác.
- Xác định được: phương chiếu; mặt phẳng chiếu trong một phép chiếu song song. Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua một phép chiếu song song.
- Vẽ được hình biểu diễn của một hình không gian.
Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian
- Xác định được góc giữa hai vectơ trong không gian.
- Vận dụng được: phép cộng, trừ; nhân vectơ với một số, tích vô hướng của hai vectơ; sự bằng nhau của hai vectơ trong không gian
- Biết cách xét sự đồng phẳng hoặc không đồng phẳng của ba vectơ trong không gian.
- Xác định được vectơ chỉ phương của đường thẳng; góc giữa hai đường thẳng.
- Biết chứng minh hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Biết cách chứng minh: một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng; một đường thẳng vuông góc với một đường thẳng.
- Xác định được véctơ pháp tuyến của một mặt phẳng.
- Xác định được hình chiếu vuông góc của một điểm, một đường thẳng, một tam giác.
- Bước đầu vận dụng được định lí ba đường vuông góc.
- Xác định được góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.
- Biết xét mối liên hệ giữa tính song song và tính vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng
- Xác định được góc giữa hai mặt phẳng.
- Biết chứng minh hai mặt phẳng vuông góc
- Vận dụng được tính chất của lăng trụ đứng, hình hộp, hình chóp đều, chóp cụt đều vào giải một số bài tập.
- Xác định được khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
- Xác định được khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng;
- Xác định được khoảng cách giữa hai đường thẳng
- Xác định được khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song
- Xác định được khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song
- Xác định được đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau
- Xác định được khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau.