A - Cải thiện Thái độ học tập:
- Con tự giác học tập không cần nhắc nhở sau ít nhất 03 tháng tham gia chương trình
- Kiên trì với các dạng bài khó, chủ động đặt câu hỏi khi chưa hiểu
B - Nắm chắc kiến thức và thành thạo kĩ năng, hiểu bản chất:
Chất- Nguyên tử- Phân tử
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất
- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.
- Dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể, xác định được số proton, số electron, số lớp electron, số electron trong mỗi lớp
- Đọc được tên một số nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại.
- Tính được phân tử khối của của các đơn chất, hợp chất, phân tử
- Quan sát CTHH cụ thể, rút ra được nhận xét về cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất.
- Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên của một phân tử và ngược lại.
- Tính hóa trị của một nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo CTHH cụ thể.
- Lập được CTHH của hợp chất hai nguyên tố khi biết hóa trị của hai nguyên tố hóa học hoặc nhóm nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất.
Phản ứng hóa học
- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hóa học.
- Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn
- Viết phương trình hóa học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
- Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể.
Mol- Tính toán hóa học
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.
- Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m)
- Thực hiện được ( quan sát được) thí nghiệm thu một số khí như Oxi, Clo, Nito trong PTN...Mô tả phương pháp thu một số khí trong PTN
- Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.
- Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.
- Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn
Oxi- Không khí
- Thực hiện được thí nghiệm về tính chất hóa học và điều chế của Oxi trong PTN. Mô tả hiện tượng hóa học xảy ra
- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí
- Viết và cân bằng phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học và điều chế của Oxi
- Nhận biết được một số loại phản ứng hóa học cụ thể thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy
- Phân loại và gọi tên được oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể.
- Lập CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hóa trị của nguyên tố.
- Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.
- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
Hidro- Nước
- Thực hiện được( hoặc quan sát video) thí nghiệm về tính chất hóa học và điều chế Hidro trong PTN. Nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của Hidro
- Thực hiện được( hoặc quan sát video) thí nghiệm về tính chất hóa học của Nước. Nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của Nước
- Xác địոh sự oxi hóa, sự khử troոg phươոg trìոh oxi hóa-khử
- Mô tả được một số phản ứng oxi hoá – khử quan trọng gắn liền với cuộc sống.
- Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng thế, phản ứng phân hủy hay phản ứng hóa hợp
- Phân loại và gọi tên được axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể
- Lập được CTHH của một số axit, bazơ
- Giải được một số bài tập liên quan đến Axit, bazo, muối: Dạng bài tập tính được khối lượng của axit, bazơ tạo thành trong phản ứng
Dung dịch
- Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
- Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.
- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.
- Giải được các bài tập tính nồng độ dung dịch: Dạng bài tập tính nồng dộ phần trăm và nồng độ mol, Tính độ tan của dung dịch từ những số liệu thực nghiệm