Tiến sĩ chỉ ra tai họa từ việc tự dạy con học bài khi vào lớp 1
“Dạy con học bài khi vào lớp 1 là một sai lầm căng thẳng và đầy nước mắt”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội bóc trần.
Vấn đề dạy con học bài khi vào lớp 1 sai lầm
Năm học mới 2020 – 2021 khai giảng, thời điểm nhiều bậc phụ huynh có con vào học lớp 1. Đây là cũng là lúc ba mẹ và con cái bước vào cuộc chiến nảy lửa. Tiến sĩ Vũ Thu Hương diễn tả, đó là cuộc chiến làm sứt mẻ tình cảm của nhiều gia đình.
Ba mẹ không ngừng than vãn dạy con học bài khản cả cổ mà con mãi không đánh vần đúng từ, lẫn lộn dấu sắc với huyền, chữ viết nguệch ngoạc,…
Chắc chắn, con cái cũng khổ sở không kém cha mẹ. Có bé khóc thét, đứa khác run rẩy, đổ mồ hôi mỗi giờ học buổi tối.
Việc học của con là việc tốt, nhưng giờ cứ ngỡ là một gánh nặng. Ba mẹ mệt mỏi, con cái sợ mất hồn vía. Nhiều phụ huynh từng tự hỏi: “Hay thôi, chẳng cho con đi học nữa? Cứ tình trạng như thế này mấy chốc sứt mẻ hết tình cảm gia đình!”.
Xem thêm:
Tại sao dạy con học bài khi chuẩn bị vào lớp 1 sai lầm
Tiến sĩ Vũ Thu Hương cho biết: “Trước tiên, lý do con không tự giác học bài là do ba mẹ luôn nhắc nhở con dở sách ra. Thứ hai, trẻ sẽ lười tư duy nếu cứ có bài khó hỏi ba mẹ là có câu trả lời. Dần dần, điều này tạo thói quen bài tập nào cũng hỏi phụ huynh mà không cần suy nghĩ trước ở con.”
Hơn nữa, phụ huynh không hiểu rõ chương trình giảng dạy ở tiểu học. Có rất nhiều cách đánh vần đã thay đổi sau mỗi lần thay đổi sách giáo khoa và nhiều bài toán có cách giải khác hẳn ngày xưa.
Ba mẹ không thể cập nhật chương trình giảng dạy mới khớp với ở trường. Do đó, cách dạy con học bài của ba mẹ mâu thuẫn với bài giảng của cô giáo. Điều này khiến con cảm thấy khó khăn và lúng túng khi cô giảng một kiểu, phụ huynh giảng một đằng.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương nhấn mạnh, phụ huynh thường khó giữ được bình tĩnh khi dạy học bài cho con. Bởi phụ huynh luôn suốt ruột, cho rằng, mình nói xong con phải hiểu. Hơn nữa, nỗi sợ con sẽ dốt hơn bạn bè càng tạo thêm áp lực cho ba mẹ. Điều này khiến mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái càng trở nên căng thẳng.
Do đó, Tiến sĩ Vũ Thu Hương nhận định: Dạy con học bài khi chuẩn vào lớp 1 là một sai lầm căng thẳng và đầy nước mắt của nhiều gia đình
>>Xem thêm: 7 cách dạy con của người Nhật – Tạo nên bộ não thiên tài
Làm thế nào dạy con học không gây áp lực
Tiến sĩ Vũ Thu Hương nhận định: Học tập là một quá trình dài. Bất kỳ chương trình học tập nào, học sinh cần thời gian một học kỳ để làm quen.. Trong giai đoạn đầu, việc con còn viết chữ nguệch ngoạc, lẫn lộn dấu câu, sai phép toán,… là điều đương nhiên.
Có một ví dụ thức tế Tiến sĩ Hương dẫn ra như sau: Khi chúng ta mới tập đi xe đạp chắc chắn sẽ ngã, luống cuống, vụng về. Nếu ta tự tập đi, sau độ vài tuần, ta sẽ biết đi. Càng về sau, ta sẽ đạp xe càng chắc chắn.
Ngược lại, nếu ba mẹ cố giữ xe cho ta tập đi, ta sẽ không ngã nhưng ba mẹ thả tay là ngã và quá trình tập đi xe đạp sẽ lâu hơn.
Tiến sĩ Hương chia sẻ cách dạy con học bài tự giác và không cần vật lộn bằng cách đặt đồng hồ thông minh. Chị tâm sự cách dạy: Đặt đồng hồ để con hoàn thành bài tập trong thời gian ngắn nhất. Hết thời gian yêu cầu con đóng sách lại. Việc làm này, vừa giúp trẻ tự giác, vừa rèn luyện tính tập trung.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương kết luận, việc dạy con học bài khi vào lớp 1 là việc tốt. Nhưng nếu áp dụng quá gắt và căng thẳng sẽ cuộc chiến đẫm nước mắt của gia đình. Xin cảm ơn đã chọn Toppy.
Xem thêm: