Trường Đại học Đà Lạt và thông tin tuyển sinh cho những bạn quan tâm
Trường Đại học Đà Lạt là một ngôi trường đại học nổi tiếng và có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Hàng năm trường thu hút được nhiều sinh viên theo học vì có chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất tốt nhất khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Lịch sử trường Đại học Đà Lạt
Trường Đại học Đà Lạt được xây dựng vào năm 1957 và chính thức hoạt động vào năm 1958 với tên gọi là Viện Đại học Đà Lạt. Trong thời gian này, trường chỉ đào tạo về năm ngành chính. Đến năm 1976 trường đổi tên thành Đại học Đà Lạt và được sử dụng cho đến nay. Khóa 1977 – 1978 là khóa sinh viên đầu tiên của trường khi sử dụng tên gọi này.
Trường phân các chuyên ngành theo hai hướng học thuật là khoa học xã hội & nhân văn và các ngành chính trị – kinh doanh. Sau đó trường bổ sung thêm các ngành khác để phù hợp với nhu cầu của xã hội
Trải qua bao nhiêu giai đoạn lịch sử của đất nước, trường Đại học Đà lạt vẫn luôn làm tốt sứ mệnh đào tạo của mình. Cung cấp cho địa phương và quốc gia hàng ngàn lao động chất lượng cao mỗi năm.
Chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo của trường Đại học Đà Lạt được đánh giá là tốt bậc nhất khu vực Tây Nguyên và xếp thứ hạng tương đối cao trong BXH các trường đại học tại Việt Nam ( xếp thứ 25theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2019). Chất lượng này được đánh giá theo các tiêu chí sau:
Cơ sở vật chất
Trường Đại học Đà Lạt được xây dựng trên đồi thông nên có khung cảnh đẹp và yên tĩnh. Khuôn viên trường còn được lot top những trường đại học có khuôn viên đẹp nhất khu vực Đông Nam Á.
Tổng diện tích các phòng học là 17 055 m2 với 81 các phòng học phục vụ cho các chuyên ngành. Ngoài ra, trường còn có phòng thư viện với diện tích rộng. Trong đó có nhiều nguồn tài liệu từ sách điện tử ( khoảng 600 đầu sách) cho tới các sách truyền thống ( khoảng 2,5 triệu nguồn tư liệu chính thống. Các trung tâm thuộc hệ thống thư viện cũng được thành lập; bao gồm: Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, hỗ trợ khởi nghiệp. Ngoài các phòng học lý thuyết thì trường có 44 phòng dành cho các ngành cần được thực hành; với tổng diện tích là 10 887 m2. Tất cả các phòng học đều được trang bị các thiết bị học tập đầy đủ; để đảm bảo sinh viên được học tập, nghiên cứu hiệu quả nhất.
Đội ngũ giảng viên
Giảng viên của trường Đại học Đà Lạt đều là những thầy, cô giáo có trình độ học vấn cao; và có kinh nghiệm giảng dạy. Tất cả đã được đào tạo từ trình độ đại học trở lên. Trường có 362 giảng viên trong đó có khoảng 64% giảng viên; đạt trình độ phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ ( theo số liệu từ năm 2015).
Các phương pháp dạy học mới và hiệu quả luôn được các giảng viên nghiên cứu và đưa vào thực tiễn. Ngoài ra, sinh viên sẽ luôn được theo sát, hỗ trợ hết mức trong quá trình học tập. Các kiến thức chuyên môn sẽ được củng cố và truyền đạt một cách tốt nhất cho sinh viên.
Số lượng sinh viên
Trường có khoảng 3000 sinh viên theo học. Trong đó có cả những học viên theo học trình độ sau đại học; và con số này luôn giữ ổn định trong thời gian vừa qua. Chứng tỏ trường luôn giữ chất lượng ổn định.
Xem thêm:
Trường đại học giao thông vận tải có tốt không? Điểm chuẩn GTVT 2022
Thông tin Đại học Thành Đô điểm chuẩn mới nhất bạn nên biết
Các đối tác
Trường hợp tác với các trường đại học quốc tế; như: Okarama University, Stenden University Of Applied Sciences,… Các đại học lớn trong nước cũng được trường hợp tác như: Đại Học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa – TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các công ty lớn như: Công ty TNHH Samsung Display, công ty cổ phần Kowa,… cũng được nhà trường lựa chọn liên kết để mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên.
Thông tin tuyển sinh
Các phân ngành chính của trường
Trường Đại học Đà Lạt có các phân ngành chính thuộc lĩnh vực sau: Sư phạm tiểu học và sư phạm các bộ môn; ở mọi cấp học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, kinh tế – du lịch, ngoại ngữ ( tiếng anh). Đặc biệt từ năm 2012 trường có thêm khoa kỹ thuật hạt nhân. Nên trường được nằm trong 5 trường Đại học được giữ nhiệm vụ nghiên cứu hạt nhân, phóng xạ cho nước ta.
Phương thức tuyển sinh
Xét tuyển theo hai phương thức: Theo điểm thi tốt nghiệp THPT QG và điểm học bạ. Ở mỗi phương thức đều có mức điểm khác nhau. Các tổ hợp tuyển sinh ở phương thức theo điểm THPT QG đều có đủ ở các khối A,B,C,D. Còn theo phương thức học bạ thì mức điểm dao động từ 15 – 25 điểm; tùy ngành. Mỗi năm trường sẽ cho ra gần 3000 chỉ tiêu.
Trên đây là các thông tin chung về Trường Đại Học Đà Lạt và phương thức tuyển sinh. Các bậc phụ huynh và các em học sinh sẽ có thêm thông tin về một ngôi trường mới; để có thêm nhiều sự lựa chọn.
Có thể bạn quan tâm:
Đại học Đông Á – Những điều cần biết cho các bạn học sinh
Trường Đại học Hùng Vương Hồ Chí Minh có điểm chuẩn như thế nào?