Review Trường

Đại học giao thông vận tải Hồ Chí Minh có hình thức xét tuyển thế nào?

5/5 - (6 bình chọn)

Hiện nay có rất đa dạng các trường đại học trên cả nước; do vậy việc lựa chọn đúng trường đào tạo chuẩn chuyên môn; mà học sinh muốn theo đuổi là vô cùng quan trọng. Chính vì thế việc tìm hiểu đầy đủ thông tin liên quan thực sự rất cần thiết cho thí sinh. Vậy nên trong bài viết là chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về trường đại học giao thông vận tải Hồ Chí Minh; hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Trường Đại học giao thông vận tải Hồ Chí Minh
Trường Đại học giao thông vận tải Hồ Chí Minh

Thông tin cơ bản về trường Đại học giao thông vận tải Hồ Chí Minh

Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được bắt đầu được đề vào tháng 11/1945; theo Nghị định thư của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe và Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính; Đào Trọng Kim.chính là tiền thân của Đại học Giao thông vận tải. Do đó đây chính là một trong những ngôi trường có bề dày lịch sử nhất tại nước ta.

Logo trường đại học giao thông vận tải
Logo trường đại học giao thông vận tải

Cụ thể vào tháng 8 năm 1960; Ban Xây dựng Trường Đại học Giao thông vận tải được thành lập và tuyển sinh khóa đầu tiên. Trường quyết định đổi tên sau 2 năm hoạt động; với tên gọi chính thức đến bây giờ là Trường Đại học Giao thông vận tải; theo Quyết định số 42/CP ngày 24/03/1962 của Hội đồng Chính phủ.

Hiện tại trường hoạt động với 2 cơ sở. Trong đó trụ sở chính được đặt tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Cơ sở còn lại nằm trên 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

SInh viên trường đại học GTVT
SInh viên trường đại học GTVT

Mục tiêu hoạt động

Trường mang sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng cử nhân bậc đại học hoặc sau đại học. Đồng thời tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao; theo xu thế hội nhập của thế giới. Qua đó đóng góp vào công cuộc thúc đẩy sự phát triển bền vững; của ngành giao thông vận tải nói riêng và đất nước nói chung.

Trong đó Trường Đại học Giao thông vận tải hướng tới việc đào tạo theo mô hình đại học đa ngành; về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế. Đặt mục tiêu trở thành đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó giúp các em học sinh, sinh viên đạt được những ước mơ và thỏa mãn đam mê với ngành học. 

Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động

Đặc biệt, trường chính là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về Giao thông vận tải tại Việt Nam cũng như một số ngành khác. Do vậy rất nhiều doanh nghiệp liên kết với trường; nhằm tìm ra nguồn lực cho sự phát triển của các tập đoàn. Vậy nên vấn đề việc làm sau đại học không còn là vấn đề lo ngại của các bạn sinh viên tại đây.

Các phương thức xét tuyển của Trường ĐH Giao thông vận tải TP HCM:

Là một trong những ngôi trường thuộc top trong đào tạo các chuyên ngành liên quan đến giao thông vận tải. Do đó trường cũng áp dụng 3 phương thức tuyển sinh như hầu hết đại học tại Việt Nam cụ thể: 

  • Phương thức 1: Tuyển thẳng, đối với những học sinh đáp ứng đủ những yêu cầu theo quy định của Nhà nước với thành tích nổi bật; sẽ được tuyển thẳng không cần qua bất cứ cuộc thi nào khác. 
  • Phương thức 2: Xét tuyển học bạ trong đó đối với những bạn học sinh cuối cấp xét tuyển; thông qua điểm trung bình môn học ở 5 học kỳ. Trong đó thí sinh cần  đạt tổng điểm 3 môn theo tổ hợp môn xét tuyển từ 18.0 điểm trở lên ( trên thang điểm 10). Để biết hiện tại bạn có điểm bao nhiêu hãy áp dụng cách tính sau: Lấy điểm mỗi môn học trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình (ĐTB) của 5 học kỳ (HK).
Phương thức xét tuyển của Trường ĐH Giao thông vận tải
Phương thức xét tuyển của Trường ĐH Giao thông vận tải
  • Phương thức 3: Tất nhiên phương thức xét tuyển cuối chính là dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó số điểm của thể thay đổi qua mỗi năm; để phù hợp với tình hình học tập của năm học. 

Trường đại học giao thông vận tải có tốt không? Điểm chuẩn GTVT 2022

Học phí Đại học Giao thông Vận tải TP HCM 

Mức học phí của sinh viên sẽ phụ thuộc vào chương trình học mà bạn đăng ký; học sinh có thể tham khảo học phí 2021-2022 của Trường như sau:

  • Với chương trình ĐH đại trà hay còn gọi là hệ tiêu chuẩn có mức phí là 354.000 VNĐ/tín chỉ (không quá 11,7 triệu đồng/sinh viên/1 kỳ).
  • Còn đối với chương trình chất lượng cao là 770.000 VNĐ/tín chỉ

Ngoài ra với những bạn muốn học liên kết quốc tế có thể chọn chương trình đào tạo nước ngoài. Ở phương thức này mức học phí; còn phụ thuộc vào 1 phần quyết định của đối tác thực hiện chương trình Liên kết đào tạo.

Học phí Đại học Giao thông Vận tải TP HCM 
Học phí Đại học Giao thông Vận tải TP HCM

Điều kiện xét tuyển

Trường xét tuyển đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; với điều kiện cụ thể theo các phương thức xét tuyển chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Một số lưu ý nhỏ cho các bạn đó là: 

  •  Các thí sinh chỉ được xét công nhận trúng tuyển khi và chỉ khi; bạn đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.
  • Thứ hai là tuân theo đúng những nguyên tắc xét tuyển và điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra điểm chuẩn vào trường Đại học Giao thông vận tải; sẽ không phải là một trở ngại lớn cho các bạn. Theo mức điểm chuẩn năm ngoái dao động trong khoảng từ 15 đến 24. 

Với những thông tin chúng tôi đã cung cấp trong bài viết này về trường đại học giao thông vận tải Hồ Chí Minh; đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về ngôi trường này. Qua đây chúng tôi cũng xin chúc các sĩ tử sẽ đạt được điểm số cao nhất trong kỳ thi lần này; và theo đuổi ước mơ tại ngôi trường mà mình yêu thích.

Xem thêm:

Đại học Phạm Văn Đồng tuyển sinh, học phí dự kiến 2022

Đại học Chu Văn An những thông tin cần biết tuyển sinh 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Đăng Ký Nhận Ngay Tài Liệu Tổng Ôn Trị Mất Gốc