Review Trường

Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM điểm chuẩn bao nhiêu?

5/5 - (8 bình chọn)

Công nghiệp thực phẩm luôn là một trong những lĩnh vực phát triển nhất dù trong xã hội nào đi nữa. Chính vì vậy những ngành nghề liên quan đến khía cạnh này nhận được sự chú ý lớn của giới trẻ. Nhằm giúp những ai quan tâm và mong muốn làm việc trong lĩnh vực trên. Trong bài viết này; chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin thú vị về trường đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM
Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM

Quá trình hình thành và phát triển

Trường được thành lập vào ngày 9/9/1982 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm; với tên gọi ban đầu là Trường Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh. Do đó đây là cơ sở giáo dục Đại học công lập theo cơ chế tự chủ; trực thuộc Bộ Công thương Việt Nam. Sau 5 năm hoạt động; Trường được đổi tên thành Trường Trung học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.

Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển

Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh; được biết đến với việc đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó thế mạnh là khoa học và công nghệ thực phẩm. Với mục tiêu hướng tới và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; có khả năng đáp ứng những yêu cầu của một xã hội hiện đại mà không học, công nghệ chiếm ưu thế. Ngoài ra trường tích cực và chủ động thực hiện những trách nhiệm xã hội, cộng đồng hướng tới hội nhập quốc tế. 

Bên cạnh những yếu tố về giáo dục và đào tạo trường; còn được chú ý bởi chính giá trị cốt lõi, nền tảng cho mọi hoạt động. Cụ thể đó là tính nhân văn, sự đoàn kết và thực hiện tiên phong trong lĩnh vực về công nghiệp thực phẩm.

Các ngành học tại Đại học công nghiệp thực phẩm
Các ngành học tại Đại học công nghiệp thực phẩm

Xem thêm:

Thông tin trường đại học Lâm nghiệp tuyển sinh năm 2022

Đại học Công nghiệp Vinh – Thông tin tuyển sinh điểm chuẩn 2022

Các ngành học tại Đại học công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh

Trường có tổng cộng 28 ngành học trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ ngôn ngữ; công nghệ đến kinh doanh. Một số ngành tiêu biểu được nhiều thí sinh chú ý; như: Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động hóa; công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến thủy sản,…

Sinh viên đang học tập tại giảng đường
Sinh viên đang học tập tại giảng đường

Trong đó mức điểm chuẩn được công bố rơi vào khoảng từ 16 đến 24 điểm. Trong đó công nghệ thực phẩm và Marketing là hai ngành thường có mức điểm đầu vào cao nhất. Nhìn chung đây là mức điểm chuẩn phù hợp với nhiều đối tượng học sinh; vậy nên hãy tự tin đăng ký hồ sơ vào trường để được trải nghiệm chất lượng giáo dục hiện đại và năng động tại đây. 

Phương thức xét tuyển và những điều kiện đi kèm

Phương thức 1: Xét tuyển học bạ trung học phổ thông. Cụ thể phương thức này dựa trên kết quả quá trình học tập tại THPT của thí sinh. Để trở thành sinh viên của trường theo cách thức này; trước hết các bạn học sinh phải có điểm trung bình tổ hợp môn xét tuyển; ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên. Ngoài ra bạn có thể sử dụng tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn đạt từ 18 điểm trở lên. 

Phương thức xét tuyển và những điều kiện đi kèm
Phương thức xét tuyển và những điều kiện đi kèm

Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT hàng năm theo các tổ hợp môn xét tuyển ứng ngành học mà bạn lựa chọn. Điều kiện xét tuyển tuân theo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm bài thi ĐGNL ĐHQG-HCM. Đây được xem như lợi trong những lợi thế đối với những ai xét tuyển; tại một số trường đại học khu vực phía nam. Trong đó điều kiện xét tuyển chính là  điểm bài thi đánh giá năng lực ĐHQG – HCM phải đạt từ 600 điểm trở lên.

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp với xét học bạ lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12. Các yêu cầu xét tuyển theo phương thức này phải tuân theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Ngoài ra  học sinh cần phải đạt học lực giỏi các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. 

Học phí trường ĐH Công nghiệp thực phẩm là bao nhiêu?

Giống với những cơ sở giáo dục khác trên cả nước; trường cũng áp dụng lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm; và không quá trần theo Nghị định của Chính phủ. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các em theo học tại đây. Cụ thể, học phí hệ đại học chính quy năm học trung bình là 684.000 đ/ 1 tín chỉ.

Học phí trường ĐH Công nghiệp thực phẩm là bao nhiêu?
Học phí trường ĐH Công nghiệp thực phẩm là bao nhiêu?

Trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ; về trường đại học Công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh. Hy vọng với những gì đã đề cập đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về ngôi trường này. Qua đây chúng tôi cũng xin chúc các sĩ tử sẽ đạt được điểm số cao nhất; trong kỳ thi lần này và theo đuổi ước mơ tại ngôi trường mà mình yêu thích.

Xem thêm:

Trường đại Học Cửu Long – Môi trường giáo dục năng động, sáng tạo

Đại học Gia Định – Nơi thắp sáng ước mơ và tương lai cho thế hệ trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Đăng Ký Nhận Ngay Tài Liệu Tổng Ôn Trị Mất Gốc