Bảng đơn vị đo độ dài – Hướng dẫn chi tiết giải toán lớp 3 – Toppy
Xin chào các bạn! Chắc hẳn các bạn đã biết đến rất nhiều loại đơn vị đo độ dài rồi đúng không nào. Để đo độ dài bảng thì ta dùng đại lượng nào? Để đo độ dài của bút thì ta dùng đại lượng nào? Để tránh bị nhầm lẫn giá trị của các loại thì hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với bài học Bảng đơn vị đo độ dài. Bài học hôm nay sẽ khái quát lại kiến thức về các đơn vị đo đã học trước đó và làm các dạng bài tập nâng cao hơn. Các bạn đã rõ chưa nhỉ? Vậy cùng cô bắt đầu vào bài học nhé!
Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học này, các bạn cần nắm được:
- Nắm được nội dung lý thuyết
- Học thuộc bảng đơn vị đo độ dài
- Áp dụng vào các dạng bài tập để giải bài tập
Lý thuyết cần nhớ trong bài: Bảng đơn vị đo độ dài
Các bạn cần nắm chắc kiến thức như sau:
Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau.
Ví dụ: 1 cm=10 mm
Mỗi đơn vị đo độ dài bằng 1/10 đơn vị liền trước.
Ví dụ: 1 cm=110 dm
Khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hay so sánh độ dài cần để cùng đơn vị đo.
>>> Xem thêm : Các máy cơ đơn giản là gì? Giải đáp những điều cần biết về vật lý 6
Một số lưu ý:
Cách ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất: Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau; Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước.
Đơn vị đo độ dài lớn nhất trong bảng là Ki-lô-mét (km).
Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).
Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam)
Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).
Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).
Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm)
Đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm)
Nếu các bạn vẫn còn đôi chút hoang mang về bài học, hãy xem thêm video giảng dạy của thầy giáo Long để hiểu bài học hơn nhé!
>>> Xem thêm: Áp suất là gì bạn có biết? Kiến thức vật lý 8
Bài tập sách giáo khoa và lời giải: Bảng đơn vị đo độ dài
Để nắm lý thuyết bài học kỹ hơn, chúng ta cùng nhau đến với phần giải các bài tập trong sách giáo khoa Toán lớp 3 nhé!
Bài tập 1: SGK Toán 3 trang 45
Số?
1km = …hm
1m = …dm
1km =…m
1 m =…cm
1 hm =…dam
1 m = …mm
1hm =…m
1 dm =…cm
1 dam =…m
1 cm =…mm.
Hướng dẫn giải
Bài tập 2: SGK Toán 3 trang 45
Số?
8 hm = ….m
8 m = ….dm
9 hm = ….m
6 m = ….cm
7 dam = ….m
8 cm = ….mm
3 dam = ….m
4 dm = ….mm
Hướng dẫn giải:
8 hm = 800 m
8 m = 80 dm
9 hm = 900 m
6 m = 600 cm
7 dam = 70 m
8 cm = 800 mm
3 dam = 30 m
4 dm = 400 mm.
Bài tập 3: SGK Toán 3 trang 45
Tính theo mẫu?
32 dam x 3 = 96 dam
25 m x 2 =
15 km x 4 =
34 cm x 6 =
96 cam : 3 = 32 cm.
36 hm : 3 =
70 km : 7 =
55 dm : 5 =
Hướng dẫn giải:
Bài tập tự luyện: Bảng đơn vị đo độ dài
Bài tập 1: Sắp xếp theo đúng thứ tự
Bài tập 2: Dấu chấm hỏi là?
Bài tập 3: Hình dưới đây thiếu những đơn vị đo nào trong bảng đơn vị đo độ dài
Bài tập 4: Điền đáp án vào dấu hỏi chấm?
Bài tập 5: Na và Tí đứng cách nhau bao nhiêu đề- xi- mét?
Bài tập 6: Hai bạn nào hiển thị độ dài bằng nhau
A. Gà và Cá
B. Voi và Cá
C. Gà và mèo
D. Mèo và Cá
Hướng dẫn giải bài tập tự luyện: Bảng đơn vị đo độ dài
Bài tập 1:
Thứ tự là: Km,hm,dam,m,dm,cm,mm.
Bài tập 2:
Đổi 20 dam = 200 hm
200 hm x 3 = 600 hm
Vậy 20 dam x 3 = 600 hm
Bài tập 3
dam và mm
Bài tập 4:
4 m = 40 dm
4m 7 dm = 47 dm
Bài tập 5:
1 m = 10 dm
4 m = 40 dm
Vậy khoảng cách của Tí và Na là 40 dm.
Bài tập 5:
Đáp án: Chọn A
Lời kết:
Đến đây, các bé đã nắm rõ kiến thức trong bài học Bảng đơn vị đo độ dài chưa? Chắc hẳn các bạn cũng đã tự trả lời được câu hỏi ở trong phần đầu bài rồi đúng không nào. Vậy chúng ta cùng kết thúc bài học tại đây nhé! Ngoài ra nếu như các bạn sắp xếp được thời gian thì hãy vào trang Toppy để tham khảo nhiều bài học nữa nha. Tạm biệt các bạn!
Các bạn có thể tham khảo các bài giảng khác dưới đây: