Con lười học phải làm sao? – Kinh nghiệm từ chuyên gia
Con lười học phải làm sao? là vấn đề rất nhiều các phụ huynh trăn trở. Lười biếng chính là rào cản lớn nhất ngăn cảnh con người bước tới thành công. Lười học sẽ mang đến nhiều hệ lụy trong tương lai không chỉ với trẻ mà còn hệ lụy tới gia đình, xã hội. Thấu hiểu được trăn trở của các phụ huynh, tâm lý của trẻ. Chuyên gia Toppy mách nước cho các bố mẹ kinh nghiệm xử lý với vấn đề con lười học.
Tìm hiểu nguyên nhân
Việc trẻ lười học, chán học không còn xa lạ hay là vấn đề mới. Trước khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Con lười học phải làm sao?”, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân khiến con chán học, lười học. Một số nguyên nhân khiến con lười học:
Tâm lý của trẻ
Trẻ con đều rất thích chơi và ham chơi. Đồng thời, ở mỗi độ tuổi, mức độ tập trung của trẻ vào một việc khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các bố mẹ đều không để ý đến vấn đề này, không hiểu tâm lý con trẻ. Các phụ huynh đôi khi vì nóng lòng muốn rèn cho con tính kiên trì, tập trung trong học tập trong một khoảng thời gian dài. Hành động này khiến trẻ nảy sinh tâm lý chán học, không thích học. Con mất thiện cảm với việc học tập là nguyên nhân con lười học về sau. Khi nhắc đến học, con sẽ thường tìm cách trốn tránh.
Tính cách
Trẻ em chính là một trang giấy trắng. Tính cách của con được hình thành từ bố mẹ, người thân, môi trường xung quanh. Trước tiên, bố mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến hành động, cách cư xử của bản thân trước con cái. Con thấy bố mẹ lười biếng cũng sẽ lười biếng theo. Con thấy bố mẹ kiên trì, chăm chỉ cũng bắt trước theo.
Ngoài ra, con lười học con do được quá nuông chiều. Nhiều gia đình nuông chiều trẻ, không bắt trẻ làm bất kỳ việc gì. Trẻ được bố mẹ, ông bà,… phục vụ sẵn. Vì vậy, trẻ không hiểu được nghĩa vụ của bản thân, trở nên ỷ lại, phụ thuộc.
Sự thỏa hiệp từ phụ huynh
Khi trẻ lười học, chán học, trẻ sẽ có thái độ, hành động phản kháng. Một số phụ huynh vì cảm thấy mệt mỏi mà thỏa hiệp với con, để con làm điều con muốn. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp này là nguyên nhân chính khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng.
Mỗi khi trẻ không thích học. Trẻ sẽ lặp lại hoặc tăng mức độ các thái độ, hành động phản kháng để đạt được điều mong muốn. Như vậy, trẻ lười học, trẻ thể hiện thái độ mệt mỏi, không thích. Bố mẹ thấy mệt mỏi, thỏa hiệp với trẻ. Tình trạng này lặp đi, lặp lại liên tục trong thời gian dài. Một vòng tròn luẩn quẩn không hồi kết.
Giải pháp trị con lười học
Nuôi dưỡng tình yêu học tập
Tình trạng lười học chỉ thực sự biến mất khi con được nuôi dưỡng tình yêu với việc học. Chúng ta thường yêu một thứ, vì nó đẹp, nó có thể mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái. Hoặc nó khơi gợi sự tò mò, thích thú, hứng khởi. Học cũng tương tự.
Làm thế nào để con yêu học? Đó là cho con thấy vẻ đẹp của học tập, cho con cảm thấy thích thú, thoải mái khi học. Bố mẹ không nên quá nặng nề hóa việc học với con. Hãy đơn giản hóa việc học và nâng mức độ một cách bình tĩnh, chậm rãi. Nuôi dưỡng tình yêu với học tập trong con lớn lên từng ngày. Hầu hết các phụ huynh thường trầm trọng hóa việc học với con cái.
Cho con thấy lợi ích của việc học
Con người sẽ dành nhiều tâm sự cho một việc nào đó khi biết được giá trị, lợi ích nó mang lại. Bạn có thể tự đặt câu hỏi cho bản thân mình. Bạn sẽ thực sự cố gắng làm một công việc hết sức, hết mình, thật trau chuốt mặc dù khi không biết bản thân sẽ nhận lại được gì?
Vì vậy, bố mẹ hãy chỉ cho con biết những lợi ích, giá trị của học tập mang lại. Ví dụ như: Học tập là cách để hiện thực hóa giấc mơ của bản thân. Con ước mơ trở thành một phi hành gia, con cần có kiến thức về vũ trụ, dải ngân hà,… Chỉ có việc học mới mang lại kiến thức cho con. Ngay cả những tỉ phú như Bill Gate, họ bỏ học đại học và sau đó thành công nhưng không có nghĩa không cần học vẫn thành công. Bởi Bill Gate bỏ học ở trường đại học chứ không bỏ học hoàn toàn. Bill Gate vẫn tự mình học tập qua công việc thực tế,… để có được thành công.
Thỏa thuận kế hoạch học tập
Tất cả con người đều muốn làm chủ cuộc đời mình. Trẻ con cũng vậy. Chúng cũng muốn được tự quyết định những vấn đề của bản thân. Thay vì áp đặt con theo kế hoạch học tập bố mẹ vạch sẵn. Tại sao các bố mẹ không cùng con đề ra kế hoạch học tập?
Kế hoạch học tập sẽ bao gồm: nội dung, thời gian, cách thức,… Cùng con bàn luận, xây dựng một kế hoạch học tập khoa học. Điều này giúp con chủ động và có trách nhiệm hơn với kế hoạch, việc học của mình. Bố mẹ cũng vẫn có thể sát sao, nắm được việc học của trẻ. Khi con hoàn thành kế hoạch, bố mẹ có thể thưởng bé phần quà nhỏ để khích lệ, động viên.
Trên là những chia sẻ của Toppy xoay quanh câu chuyện “Con lười học phải làm sao?”. Hy vọng những chia sẻ này giúp ích được cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con cái.
Nuôi dạy con theo phương pháp khoa học cùng TOPPY
Sứ mệnh
Toppy là một nền tảng edtech (công nghệ giáo dục) đem đến một trải nghiệm học tập trực tuyến dễ dàng và hiệu quả hơn cho học sinh, xóa tan nỗi lo bài vở, hổng kiến thức và giúp nâng cao điểm số.
Ứng dụng sức mạnh công nghệ, Toppy đem tới một giải pháp công bằng trong học tập tới học sinh các tỉnh thành khó tiếp cận với giáo viên giỏi và thiếu các cơ sở giảng dạy nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân của mỗi học sinh, và dân chủ hóa giáo dục, giúp mọi học sinh, bất kể ở khu vực địa lý và điều kiện kinh tế nào, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, được tiếp cận sản phẩm và dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Từ đó, chúng tôi có thể góp phần giảm thiểu sự bất bình đẳng trên thế giới và cung cấp cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người.
Tầm nhìn
Toppy trở thành hệ thống học tập thích ứng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn dành cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 12 chất lượng và uy tín nhất, tiên phong đổi mới giáo dục tại Việt Nam và dẫn đầu Đông Nam Á trong cuộc cách mạng 4.0.
Để biết thêm nhiều hơn về chủ đề nuôi dạy con thông minh, mời quý phụ huynh tham khảo thêm một số bài viết tại trang website chính thức của Toppy. Toppy rất hân hạnh được đồng hành cùng quý phụ huynh và các con. Trong quá trình ba mẹ giáo dục – các con phát triển và hoàn thiện nhân cách. Để lại bình luận cho Toppy ở dưới bài viết để chúng ta cùng nhau thảo luận thêm về nhiều đề tài khác nhau nhé!