Những vấn đề tâm lý ở trẻ mầm non – Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ
Vấn đề tâm lý ở trẻ mầm non là một vấn đề ba mẹ cần quan tâm và chăm sóc đúng cách. Để đảm bảo trẻ có thể phát triển tốt về mặt tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mực. Còn rất nhiều bậc phụ huynh xem thường các chứng bệnh tâm lý. Thậm chí hiểu sai và thờ ơ với các biểu hiện tâm lý ở con. Vấn đề này kéo dài lâu gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe và tương lai của trẻ sau này. Vậy, vấn đề tâm lý ở trẻ mầm non được biểu hiện thông qua những gì? Đâu là thái độ đúng của ba mẹ khi đối diện với những dấu hiệu trẻ rối loạn tâm lý?
Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non
Độ tuổi mầm non được xác định là khoảng từ 13 tháng tuổi đến 6 tuổi. Đặc điểm tâm lý của nhóm tuổi này được khái quát. Và tổng hợp thành những vấn đề bản chất của 2 nhóm độ tuổi là từ 13 đến 16 tháng tuổi và trẻ từ 3 đến 6 tuổi.
Trẻ từ 13 đến 16 tháng tuổi
Giai đoạn đầu tiên trong việc giao tiếp xã hội của trẻ
Trẻ có độ tuổi từ 13 tháng tuổi đến 16 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu biết đi. Bên cạnh đó, trẻ có sự tò mò, muốn được tìm hiểu, khám phá những thứ ở xung quanh. Từ đó, con bắt đầu học cách sử dụng các dụng cụ đơn giản và cơ bản nhất. Như cách sử dụng thìa, đũa hay các dụng cụ ăn uống khác.
Đây là giai đoạn đầu tiên trong việc giao tiếp xã hội của trẻ. Mà sự giao tiếp, kết nối đầu tiên là với những người thân trong gia đình. Trẻ chủ động hơn nữa trong việc quan sát và bắt chước các hành động, trạng thái của người thân. Trong giai đoạn này, trẻ con đã có những bước đầu trong việc tự lập, không còn quá quấn mẹ như trước nữa. Trẻ cũng thoát dần khỏi cảm giác khó chịu khi không có mẹ bên cạnh.
Giai đoạn từ tháng thứ 12 trở đi
Ở giai đoạn từ tháng thứ 12 trở đi, con bắt đầu tập nói. Đây là quá trình trẻ sử dụng và chau dồi không ngừng năng lực ngôn ngữ. Thấu hiểu ngôn ngữ cũng là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc trẻ giao tiếp và có sự tiếp xúc trực tiếp hơn so với trước đây. Ngôn ngữ làm cho tâm lý trẻ bắt đầu nhận được những cảm giác mới lạ. Trẻ nắm bắt và nhận thức được thái độ của những người xung quanh. Và giống như một chiếc gương phản chiếu, trẻ phản ánh lại dấu hiệu tâm lý đó bằng cách thể hiện lại qua phương tiện là ngôn ngữ. Đây là khoảng thời gian trẻ có thể dễ dàng gặp những vấn đề tâm lý của trẻ mầm non
Tư duy của trẻ đã có sự phát triển nâng cao về nhận thức song song với sự phát triển của sự vận động và cơ thể
Tư duy của trẻ đã có sự phát triển nâng cao về nhận thức song song với sự phát triển của sự vận động và cơ thể. Tuy nhiên, ở khoảng độ tuổi này, con vẫn chưa có những tư duy liền mạch hay logic. Và lúc này, con tự cho mình là trung tâm của hoạt động. Ba mẹ có thể thường xuyên thấy con chơi một mình, tập nói một mình hay thậm chí có thể tự ngủ một mình. Đây là dấu hiệu tâm lý hoàn toàn bình thường.
Và với dấu hiệu này, con thường xuyên có những biểu hiện như đòi hỏi. Bắt ba mẹ thỏa mãn những yêu cầu của mình. Trẻ đã có thể nhận thức được thái độ của người lớn. Nên trong trường hợp này, ba mẹ nên giữ thái độ nghiêm khắc. Để con hiểu hành động của mình là một hành động lệch chuẩn. Con cần phải sửa đổi để nhận được thái độ tốt của mọi người.
Giai đoạn trước 2 tuổi là khoảng thời gian khá thích hợp để con bắt đầu rèn luyện sự tự chủ, tự lập trong các hành động của mình. Ba mẹ nên để trẻ tự do phát triển bằng cách hỗ trợ con trong việc chăm sóc bản thân. Đồng thời, ba mẹ nên dạy con những hành động nên và không nên làm để bảo vệ chính mình.
Từ 3 đến 6 tuổi- Trẻ nhạy cảm với các vấn đề tâm lý ở trẻ mầm non
Đây là giai đoạn trẻ phát triển chức năng trí tuệ. Đồng thời nâng cao và mở rộng các mối quan hệ xã hội. Trong khoảng thời gian này, con nhận thức và làm rõ nhận thức của mình ở các vấn đề như:
- Vấn đề giới tính. Xác định giới
- Sự đồng nhất hóa với bố mẹ. Có nhu cầu bắt chước bố hoặc mẹ của mình.
- Hình thành nên cơ chế tự bảo vệ bản thân
Vấn đề tâm lý ở trẻ mầm non – Những vấn đề trẻ thường gặp
Có một số vấn đề tâm lý trẻ mầm non thường hay gặp phải. Nó bao gồm các bệnh lý như sau:
- Rối loạn lo âu. Đây là dạng rồi loạn thường gặp nhất ở trẻ mầm non. Khi mắc chứng rối loạn lo âu, trẻ thường gặp các tình trạng lo lắng. Như sợ hãi, căng thẳng, tim đập nhanh,…
- Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Hay còn được gọi là hội chứng ADHD. Hội chứng này khiến trẻ gặp vấn đề khi tập trung vào một điều gì đó. Trẻ không thể làm theo những hướng dẫn. Có xu hướng nhanh chán khi tham gia các trò chơi hay hoạt động nào đó.
- Rối loạn hành vi gây rối. Trẻ khi gặp vấn đề rối loạn hành vi gây rối thường có những biểu hiện. Hay hành động thể hiện sự không quan tâm, thậm chí coi thường nguyên tắc.
- Rối loạn phát triển lan tỏa. Vấn đề rối loạn này mang đến cho trẻ sự mơ hồ. Khó chấp nhận và thấu hiểu những vấn đề thuộc phạm trù hiểu biết về những sự vật, sự việc trong thế giới xung quanh.
- Rối loạn học tập và giao tiếp gây cho trẻ những vấn đề khác nhau liên quan đến lưu trữ và xử lý thông tin
- …
Phương pháp chữa trị các bệnh tâm lý ở trẻ
Hiện tại có 3 phương pháp chữa trị các bệnh tâm lý ở trẻ được sử dụng nhiều nhất. Phụ huynh nên tham khảo và tìm hiểu:
- Sử dụng các loại thuốc để điều trị chứng bệnh rối loạn, các vấn đề tâm lý ở trẻ mầm non
- Sử dụng các liệu pháp tâm lý phù hợp
- Áp dụng một số phương pháp trị liệu sáng tạo, nghệ thuật.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về chủ đề vấn đề tâm lý ở trẻ mầm non
Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm những bài đọc về các chủ đề thú vị khác tại trang website chính thức của Toppy. Chúc ba mẹ và các con thành công trong việc rèn luyện các kỹ năng mới. Toppy rất vui khi có thể cùng đồng hành trong mọi chặng đường phát triển của con. Để Toppy cùng đồng hành với trẻ trong quá trình học tại Các khóa học online cùng Toppy.