Học tốt môn Lý

Sự nhiễm điện do cọ xát là gì? Kiến thức vật lý 7 hay nhất

4/5 - (2 bình chọn)

Nhắc đến kiến thức vật lý 7, không khó để nghĩ đến một bài học cực kỳ quen thuộc. Bất cứ em học sinh nào khi được học khối kiến thức này đều cảm thấy vô cùng hào hứng và mới mẻ. Đó chính là hiện tượng sự nhiễm điện do cọ xát. Những kiến thức này xuất hiện cực kỳ nhiều trong đời sống thường nhật. Bởi thế, để giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là việc cực kỳ cần thiết. Nếu như bạn quan tâm về những chia sẻ này, cùng đọc tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé. Tin rằng bài học mà chúng tôi đưa tới sẽ khiến cho bạn cảm thấy thú vị, cùng bắt đầu thôi.

Thí nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát
Thí nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát

Từ đâu mà các em quan tâm sự nhiễm điện do cọ xát?

Trên thực tế, không khó để gặp phải hiện tượng nhiễm điện khi cọ xát. Với học sinh lớp 7, khả năng quan sát sự vật và hiện tượng đã được phát triển rất tốt. Họ có thể nhận ra rằng có những trường hợp đặc biệt. Ví dụ, vào mùa đông, khi chạm vào tóc, đôi khi có cảm giác nhẹ nhàng bị giật. Hoặc khi cọ xát quần áo với da, họ cũng có thể cảm nhận một chút nhức nhối. Đây chính là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

Bên cạnh đó, hiện tượng nhiễm điện này còn thể hiện trên tóc của học sinh. Những mái tóc bị nhiễm điện do cọ xát sẽ thu hút các vật nhỏ khác. Đó có thể là một quả bóng bay hoặc những tờ giấy nhỏ. Điều này sẽ khiến cho việc tìm hiểu về thế giới vật lý trở nên thú vị hơn cho các em. Và từ đó, các em có thể mở rộng kiến thức và khám phá những điều mới mẻ trong lĩnh vực này.

>>> Xem thêm : Tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất khí? Giải đáp kiến thức Vật lý 6

Thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát  

Đây là thí nghiệm sử dụng cho các em học sinh hiểu hơn về .sự nhiễm điện do cọ xát. Đài tiên, các em đưa đầu thước nhựa lên trên các vụn giấy viết. Ngoài ra các em có thể chọn thử nghiệm với những món đồ khác. Ví dụ như vụn nilon hoặc là quả cầu nhựa xốp đều được. Các em sẽ thấy rằng những món đồ đấy sẽ không di chuyển gì nhiều.

Chuyển sang bước 2. Các em học sinh dùng một miếng vải khô để cọ xát vào đầu thước nhựa. Đó có thể là vải lụa, vải len… tùy vào lựa chọn của các em học sinh. Sau khi đã cọ xát được vài lần, các em đưa thước lại gần các vụn giấy vừa rồi. Ghi nhớ là đưa đầu đã cọ xát vào để đảm bảo kết quả đúng nhất nhé.

>>> Xem thêm : Sự cân bằng lực quán tính là gì? Những điều cần biết vật lý 8

Kết quả của thí nghiệm ra sao?

Kết quả của thí nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát đã có sự khác biệt so với vừa rồi. Thước nhựa sau khi cọ xát có khả năng hút được hết các vật thử nghiệm. Từ vụn giấy viết, vụn nilon hoặc là quả cầu nhựa xốp… Ngoài ra, sự nhiễm điện của các vật cũng là tương đương. Nếu cho cọ xát thanh thủy tinh, mảnh phim nhựa, mảnh nilon… cũng cho ra kết quả tương tự.

Bởi thế, có thể dễ dàng đưa ra được nhận xét như sau. Nhiều vật sau khi bị cọ xát sẽ có khả năng đi hút các vật khác.

Tính chất của sự nhiễm điện
Tính chất của sự nhiễm điện

Khả năng làm sáng bút thử của các vật bị nhiễm điện

Đây cũng là một thử nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát. Đầu tiên, khi mảnh phim nhựa chưa bị cọ xát, ta đặt bên cạnh mảnh tôn phẳng, chạm thử chúng vào bút thử điện. Khi đó sẽ thấy rằng bút thử điện không bị phát sáng.

Đến bước hai, ta dùng mảnh len chà xát mảnh phim nhựa nhiều lần. Sau đó ta đặt mảnh phim nhựa vào bên cạnh mảnh tôn. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn và quan sát kết quả. Có thể nhận thấy rằng bút thử điện đã phát sáng.

Từ đó đưa ra kết luận rằng, nhiều vật sau khi bị cọ xát có thể làm sáng bóng thử điện. Đây là một thí nghiệm khá đơn giản. Nếu các em học sinh không có thời gian để thực hiện trên lớp, các em có thể tự thực hiện tại nhà dưới sự hướng dẫn của phụ huynh.

>>> Xem thêm : Sự bay hơi và sự ngưng tụ là gì? Kiến thức lý 6 bạn cần biết

Kết luận về sự nhiễm điện do cọ xát

Sau những thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, có thể đưa ra được sự nhận xét như sau. Ta có thể làm nhiễm điện nhiều vật khác nhau bằng cách cọ xát chúng. Ngoài ra, các vật bị cọ xát sẽ có khả năng hút các vật khác. Ngoài ra, chúng còn có thể làm cho bóng đèn của bút thử điện phát sáng. Thế nên, ta gọi các vật đó là các vật nhiễm điện hoặc là các vật mang điện tích.

Cách làm bài tập sự nhiễm điện gây ra bởi cọ xát

Để làm được bài tập này tốt nhất, các em cần hiểu hết các khái niệm được đưa ra. Ngoài ra, đọc kỹ giải thích sự nhiễm điện cọ xát để hiểu hơn về bản chất của hiện tượng này. Sau đó, các em bắt tay vào làm bài tập rồi đối chiếu kết quả. Đừng quên vẽ cho mình một sơ đồ tư duy của riêng bài học này để hệ thống kiến thức mạch lạc và rõ ràng bậc nhất nhé.

Trải nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát
Trải nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát

>>> Xem thêm : Sơ đồ mạch điện chiều dòng điện là gì? Kiến thức vật lý 7

Bài tập sự nhiễm điện cọ xát

Bài tập tự luận

Bài 1: Ta sử dụng mảnh vải khô để cọ xát lần lượt từng vật như sau: bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, lược nhựa, bút chì vỏ gỗ. Ta đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Vật nào có thể bị nhiễm điện? Vật nào không bị nhiễm điện?

Bài 2: Tại các nhà máy dệt hiện nay thường có những bộ phận chuyên chải sợi vải. Ở những điều kiện bình thường, sợi vải này sẽ dễ bị chập vào nhau và gây rối. Tại sao lại như vậy? Ta phải sử dụng biện pháp gì để tránh được hiện tượng gây bất lợi này?

Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Sự nhiễm điện liên quan đến hiện tượng nào dưới đây?

A Giấy thấm hút hết mực

B Hiện tượng sấm, sét khi trời đổ mưa

C Trái đất hút hết các vật ở gần nó

D Thanh nam châm có khả năng hút được một vật bằng sắt

Bài 2: Qua bài học sự nhiễm điện do cọ xát, tìm kết luận đúng nhất trong các kết luận sau đây:

A Vật nhiễm điện sẽ vừa đẩy, vừa hút các vật khác

B Vật nhiễm điện thì không đẩy, không hút các vật khác

C Vật nhiễm điện sẽ có khả năng hút được các vật khác

D Vật nhiễm điện sẽ có khả năng đẩy các vật khác

Lời giải bài tập sự nhiễm điện do cọ xát

Bài tập tự luận

Bài 1: Vật bị nhiễm điện là: lược nhựa, bút bi có vỏ nhựa

Vật không bị nhiễm điện là: lưỡi kéo cắt giấy, bút chì có vỏ gỗ

Bài 2: Lý giải cho hiện tượng này, có thể thấy rằng: do các sợi vải bị nhiễm điện trong quá trình chải gây nên cọ xát, thế nên các sợi vải sẽ hút nhau và chúng bị rối.

Biện pháp để khắc phục hiện tượng này không khó tìm hiểu. Người ta sẽ sử dụng dụng cụ chải sợi vải, được làm nên từ vật liệu không gây nhiễm điện. Do đó các sợi vải sẽ không hút vào nhau và bị rối nữa. Đây là cách được rất nhiều các nhà xưởng áp dụng. Chúng giúp cho người công nhân làm việc có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: B

Bài 2: C

Chú mèo nhiễm điện trong thực tế
Chú mèo nhiễm điện trong thực tế

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn về sự nhiễm điện do cọ xát. Đây là những chia sẻ cực kỳ thú vị và bổ ích, đảm bảo phù hợp với khối lượng kiến thức lớp 7. Nếu như bạn thấy bài viết này thú vị, đừng quên giới thiệu với nhiều người xung quanh để có thể hiểu và biết nhiều hơn nữa nhé. Website của chúng tôi đăng rất nhiều bài viết hay về kiến thức vật lý. Hãy lựa chọn một bài viết hợp với mình để tham khảo ngay hôm nay. Bài viết về độ cao của âm rất thú vị, bạn đừng bỏ qua nhé!

Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.

Kho học liệu khổng lồ

Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo (Mock Test) có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.

Học online cùng Toppy
Học online cùng Toppy

Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả

Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!

Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất

Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập (tốc độ, điểm số) trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.

Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập

Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Đăng Ký Nhận Ngay Tài Liệu Tổng Ôn Trị Mất Gốc