Bí quyết phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ – Trạng thái cảm xúc của trẻ
Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ đang trở thành mối quan tâm lớn đối với phụ huynh và giáo viên. Việc chú trọng vào trí tuệ cảm xúc không bị giới hạn độ tuổi. Bởi vậy, dù trẻ đang ở giai đoạn nào, trí tuệ cảm xúc cũng là thứ cần chú ý. Tại bài viết này, toppy sẽ cùng phụ huynh đi tìm hiểu sâu hơn về trí tuệ cảm xúc. Và bí quyết để phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ.
Trí tuệ cảm xúc là gì? – Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ
Khái niệm trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc hay còn được gọi là EQ chỉ khái niệm liên quan đến sự thông minh trong cảm xúc hay trong tâm hồn mỗi người. Trong thuật ngữ tiếng Anh, nó được dịch là “Emotional Quotient” hay còn gọi là chỉ số cảm xúc. Cha đẻ của công trình nghiên cứu về chỉ số cảm xúc EQ là hai nhà tâm lý học Peter Salovey và John Mayer. Công trình được nghiên cứu và đưa ra được những kết quả mong muốn vào năm 1996.
Tuy nhiên, người thực sự phát hiện và gọi tên trí tuệ cảm xúc là ai? Đó vẫn còn là một vấn đề chưa được xác định. Bởi trước khi kết quả nghiên cứu được công bố 1 năm, nhà tâm lý học Daniel Goleman đã nhắc đến “sự thông minh trong cảm xúc” trong tác phẩm của mình. Đó là tác phẩm Emotional intelligence.
Đối với trẻ nhỏ, trí tuệ cảm xúc được định nghĩa là khả năng nắm bắt, nhận biết, hiểu. Và biểu đạt ra những cảm xúc của chính mình. Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ có tác động lớn đối với khả năng xử lý vấn đề. Trong việc học tập cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm của trẻ.
Các cấp độ của trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc được phân chia thành 4 cấp độ từ nhận biết đến quản lý. Đặc biệt là đối với trẻ, sự phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ dựa trên 4 cấp độ cơ bản sau:
- Nhận biết cảm xúc
- Hiểu cảm xúc đó
- Tạo ra những cảm xúc
- Quản lý cảm xúc của chính mình
Bí quyết phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ
Để giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc, có nhiều cách khác nhau tùy theo độ tuổi. Đối với những trẻ trong giai đoạn dạy thì. Cách tối ưu nhất có lẽ là giúp trẻ hiểu thông qua hình thức tâm sự, trò chuyện. Tuy nhiên, với những trẻ nhỏ tuổi hơn. Cách tốt nhất lại có thể là việc áp dụng trò chơi phát triển cảm xúc cho trẻ.
Nhưng nhìn chung, bí quyết phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ có thể được khái quát thông qua một số bước sau đây. Mời ba mẹ tham khảo
Nhận biết, gọi tên những cảm xúc cá nhân
Cần giúp trẻ nhận biết những cảm cúc của chính mình bằng cách đối diện và gọi tên chúng. Với những trẻ có độ tuổi nhỏ, việc gọi tên cảm xúc còn là một cách để con học hỏi và mở rộng vốn từ. Ba mẹ có thể giúp con bằng cách thường xuyên quan tâm, xác nhận trạng thái cảm xúc của con.
Đồng cảm, thấu hiểu cho cảm xúc cá nhân của trẻ
Một số bậc phụ huynh luôn tỏ ra không hài lòng hoặc cố gắng ép buộc những cảm xúc của trẻ. Ví dụ như không chấp nhận hình ảnh trẻ ủ rũ. Hay coi nỗi buồn của trẻ là “chuyện trẻ con”. Việc này ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển trí tuệ cảm xúc. Đồng thời tạo thêm khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, việc nên làm là thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ cùng những cảm xúc của con.
Nếu như trẻ đang buồn, đừng vội thúc ép trẻ rằng “hãy vui lên”. Cảm xúc và việc biến đổi cảm xúc luôn cần một quá trình. Quá trình đó sẽ ngắn hơn nếu bên cạnh trẻ có người sẻ chia. Trong trường hợp này, ba mẹ có thể hỏi trẻ về lý do khiến tâm trạng trẻ không vui. Hãy cố gắng chờ đến khi trẻ thực sự muốn chia sẻ. Khi ấy, ba mẹ hãy phân tích cho trẻ hiểu bản chất của vấn đề. Để trẻ có thể tự mình nghiệm ra, đối diện với bản thân và thay đổi cảm xúc tiêu cực ấy.
Giúp trẻ kiểm soát cách thể hiện cảm xúc – phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ
Đối với cảm xúc của con trẻ, việc tôn trọng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, tôn trọng khác hoàn toàn với việc nuông chiều cảm xúc. Ba mẹ nên có những biện pháp phù hợp để giáo dục trẻ. Không để trẻ thể hiện cảm xúc một cách quá đà. Hay giúp trẻ hiểu không nên để những cảm xúc cá nhân của mình làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh.
Thay vì chăm chăm vào cảm xúc của mình, trẻ có thể học được thêm cách để giải quyết vấn đề. Ba mẹ sẽ trở thành những người hướng dẫn, giúp con rèn luyện thêm kỹ năng giải quyết vấn đề. Ví dụ, thay vi trong lúc tức giận, trẻ thể hiện thái độ không tốt. Hay tệ hơn là trẻ đập phá đồ đạc, gào thét hay nói những lời tổn thương người khác. Ba mẹ nên giúp con bình tĩnh lại. Sau đó tìm ra hướng giải quyết vấn đề tạo nên cơn tức giận đó. Trẻ cần hiểu, cũng như những cảm xúc của mình, cảm xúc của người khác cũng cần được tôn trọng. Và trẻ nên học cách để kiểm soát chính mình. Để không gây nên những hậu quả không đáng có.
Lời kết
Trên đây là những thông tin tổng hợp ngắn gọn và hữu ích nhất về chủ đề phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ. Để biết thêm những thông tin khác về cùng chủ đề. Hoặc tìm hiểu những vấn đề khác. Mời ba mẹ và các con tham khảo thêm các bài viết tại trang website chính thức của Toppy. Toppy là một trung tâm giáo dục dạy học chủ yếu dựa trên hình thức online. Với sự cam kết về chất lượng đến từ những giáo viên hàng đầu. Toppy tự hào khi trở thành lựa chọn của phụ huynh. Để đồng hành cùng trẻ phát triển, học tập và rèn luyện.