Hàm số lượng giác – Giải bài tập SGK Toán 11
Trong toán học, các hàm lượng giác là các hàm toán học của góc, được dùng để nghiên cứu tam giác và các hiện tượng có tính chất tuần hoàn. Mở đầu chương trình Toán Đại số 11, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một nội dung kiến thức mới: Hàm số lương giác. Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất cũng như cách vẽ đồ thị của các hàm số đó.
Cùng học với Toppy nhé!
Mục tiêu bài học
– Nắm được định nghĩa hàm số sin và hàm số cosin, hàm số tang và hàm số cotang.
– Nắm được tính tuần hoàn, chu kỳ của các hàm số lượng giác.
– Biết cách tìm tập xác định, vẽ được đồ thị của một hàm số lượng giác khác để giải các bài tập.
Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cùng đến nội dung bài học Hàm số lượng giác ngay nhé!
Nội dung bài học
Hàm số y= sin x
- Tập xác định: D=R
- Tập giác trị: [−1;1], tức là −1≤sinx≤1∀x∈R
- Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng (−π/2+k2π; π/2+k2π), nghịch biến trên mỗi khoảng (π/2+k2π; 3π/2+k2π).
- Hàm số y=sinx là hàm số lẻ nên đồ thị hàm số nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.
- Hàm số y=sinx là hàm số tuần hoàn với chu kì T=2π.
- Đồ thị hàm số y=sinx.
Hàm số y = cos x
- Tập xác định: D=R
- Tập giác trị: [−1;1], tức là −1≤cosx≤1∀x∈R
- Hàm số y=cosx nghịch biến trên mỗi khoảng (k2π;π+k2π), đồng biến trên mỗi khoảng (−π+k2π;k2π).
- Hàm số y=cosx là hàm số chẵn nên đồ thị hàm số nhận trục Oy làm trục đối xứng.
- Hàm số y=cosx là hàm số tuần hoàn với chu kì T=2π.
- Đồ thị hàm số y=cosx.
- Đồ thị hàm số y=cosx bằng cách tịnh tiến đồ thị hàm số y=sinx theo véc tơ v⃗ =(−π/2;0).
Hàm số y= tan x
- Tập xác định : D = R∖{π/2+kπ,k∈Z}
- Tập giá trị: R
- Là hàm số lẻ
- Là hàm số tuần hoàn với chu kì T=π
- Hàm đồng biến trên mỗi khoảng (−π/2+kπ; π/2+kπ)
- Đồ thị nhận mỗi đường thẳng x=π/2+kπ,k∈Z làm một đường tiệm cận.
- Đồ thị:
Hàm số y= cot x
- Tập xác định : D = R∖{kπ,k∈Z}
- Tập giá trị: R
- Là hàm số lẻ
- Là hàm số tuần hoàn với chu kì T=π
- Hàm nghịch biến trên mỗi khoảng (kπ;π+kπ)
- Đồ thị nhận mỗi đường thẳng x=kπ,k∈Z làm một đường tiệm cận.
- Đồ thị:
Giải bài tập SGK trang 17 Hàm số lượng giác
Bài 1 (trang 17 SGK Đại số 11):
Hãy xác định giá trị của x trên đoạn [- π ; 3π/2] để hàm số y = tan x:
a. Nhận giá trị bằng 0
b. Nhận giá trị bằng 1
c. Nhận giá trị dương
d. Nhận giá trị âm
Lời giải:
Quan sát đồ thị hàm số y = tan x trên đoạn [-π; 3π/2].
a. tan x = 0 tại các giá trị x = -π; 0; π.
(Các điểm trục hoành cắt đồ thị hàm số y = tanx).
b. tan x = 1 tại các giá trị x = -3π/4; π/4; 5π/4.
c. tan x > 0 với x ∈ (-π; -π/2) ∪ (0; π/2) ∪ (π; 3π/2).
d. tan x < 0 khi x ∈ [-π/2; 0) ∪ [π/2; π)
Bài 2 (trang 17 SGK Đại số 11):
Tìm tập xác định của hàm số:
Lời giải:
a) Hàm số xác định
⇔ sin x ≠ 0
⇔ x ≠ k.π (k ∈ Z).
Tập xác định của hàm số là D = R \{kπ, k ∈ Z}.
b) Hàm số xác định
Do đó (1) ⇔ 1 – cos x ≠ 0 ⇔ cos x ≠ 1 ⇔ x ≠ k.2π.
Vậy tập xác định của hàm số là D = R \ {k.2π, k ∈ Z}.
c) Hàm số xác định
Vậy tập xác định của hàm số là
d) Hàm số xác định
Vậy tập xác định của hàm số là
Bài 3 (trang 17 SGK Đại số 11):
Dựa vào đồ thị của hàm số y = sin x, vẽ đồ thị của hàm số y = | sin x|
Lời giải:
+ Đồ thị hàm số y = sin x.
+ Ta có:
Vậy từ đồ thị hàm số y = sin x ta có thể suy ra đồ thị hàm số y = |sin x| bằng cách:
– Giữ nguyên phần đồ thị nằm phía trên trục hoành (sin x > 0).
– Lấy đối xứng phần đồ thị nằm phía dưới trục hoành qua trục hoành.
Ta được đồ thị hàm số y = |sin x| là phần nét liền.
Bài 4 (trang 17 SGK Đại số 11):
Chứng minh rằng sin 2(x + kπ) = sin 2x với mọi số nguyên k. Từ đó vẽ đồ thị hàm số y = sin 2x
Lời giải:
+ sin 2x (x + kπ) = sin (2x + k2π) = sin 2x, (k ∈ Z)
(Do hàm số y = sin x có chu kì 2π).
⇒ Hàm số y = sin 2x tuần hoàn với chu kì π.
+ Hàm số y = sin 2x là hàm số tuần hoàn với chu kì π và là hàm số lẻ.
Bảng biến thiên hàm số y = sin 2x trên [-π/2; π/2]
Đồ thị hàm số y = sin 2x.
Bài 5 (trang 18 SGK Đại số 11):
Dựa vào đồ thị hàm số y = cos x, tìm các giá trị của x để cos x = 1/2
Lời giải:
+ Vẽ đồ thị hàm số y = cos x.
+ Vẽ đường thẳng
+ Xác định hoành độ các giao điểm.
Ta thấy đường thẳng cắt đồ thị hàm số y = cos x tại các điểm có hoành độ
Bài 6 (trang 18 SGK Đại số 11):
Dựa trên đồ thị hàm số y = sin x, tìm các khoảng giá trị của x để hàm số đó nhận giá trị dương.
Lời giải:
Đồ thị hàm số y = sin x:
Dựa vào đồ thị hàm số y = sin x ta thấy
y = sin x > 0
⇔ x ∈ (-2π; -π) ∪ (0; π) ∪ (2π; 3π) ∪…
hay x ∈ (k2π; π + k2π) với k ∈ Z.
Bài 7 (trang 18 SGK Đại số 11):
Dựa vào đồ thị hàm số y = cos x, tìm các khoảng giá trị của x để hàm số đó nhận giá trị âm.
Lời giải:
Dựa vào đồ thị hàm số y = cos x ta thấy
y = cos x < 0
Bài 8 (trang 18 SGK Đại số 11):
Tìm giá trị lớn nhất của các hàm số:
Lời giải:
a) Ta có:
Vậy hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 3.
b) Ta có: -1 ≤ sin x ≤ 1
⇒ -2 ≤ -2sin x ≤ 2
⇒ 1 ≤ 3 – 2sin x ≤ 5
hay 1 ≤ y ≤ 5.
Vậy hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 5.
Bài tập tự luyện Hàm số lượng giác
Các bài tập tự luyện sẽ giúp em ghi nhớ và nâng cao kiến thức!
Phần câu hỏi
Câu 1: Tâp xác định của hàm số y=1/ (sinx−cosx) là
A. x≠kπ.
B. x≠k2π.
C. x≠π/2+kπ.
D. x≠π/4+kπ.
Câu 2: Tập xác định của hàm số y=cotx/ (cosx−1) là
A. R∖{kπ/2,k∈Z}
B. R∖{π/ 2+kπ,k∈Z}
D. R
Câu 3: Tập xác định của hàm số y=tan2x
A. x≠−π/4+kπ/2
B. x≠π/2+kπ
C. x≠π/4+kπ/2
D. x≠π/4+kπ
Câu 4: Tập xác định cùa hàm số y=(1−2cosx)/ (sin3x−sinx )là
A. R∖{kπ;π/4+kπ,k=Z}
B. R∖{π/4+kπ/2,k∈Z}.
C. R∪{kπ,k∈2}.
D. R∖{kπ;π/ 4+kπ/ 2,k=Z}
Câu 5:
.
Phần đáp án
1.D 2.C 3.C 4.D 5.A
Lời kết
Tóm lại, các em cần nắm được các định nghĩa, tính chất tuần hoàn, sự biến thiên và đồ thị của hàm số lượng giác. Toppy mong rằng các em sẽ hiểu và ghi nhớ được những kiến thức về hàm số lượng giác thông qua bài học này.
Toán 11 bao gồm nhiều phần kiến thức hoàn toàn mới, làm nền tảng cho kì thi THP quốc gia. Để ôn luyện và nắm chăc kiến thức ngày từ bây giờ, các em có thể tham gia các khóa học của Toppy.
Toppy là công ty Edtech về giáo dục trực tuyến, cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân cho hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên và nhà trường để giải đáp những yêu cầu trong việc học tập thông qua mạng lưới các chuyên gia và giáo viên khắp toàn cầu mà Toppy gọi là các gia sư học thuật quốc tế. Với đội ngũ giáo viên tận tụy cùng kho tàng kiến thức khổng lồ theo từng chủ đề, bám sát chương trình sách giáo khoa, chắc chắn sẽ giúp em tự tin làm chủ kiến thức.
Chúc các em có một buổi học tập vui vẻ và hiệu quả!
Xem thêm:
- Phương trình lượng giác cơ bản cần nhớ – Giải bài tập SGK Toán 10
- Một số phương trình lượng giác thường gặp – Giải bài tập SGK
- Giá trị lượng giác của một cung – Giải bài tập SGK toán 10
- Bảng lượng giác – Kiến thức cơ bản và cách học thuộc nhanh nhất
- Đạo hàm của hàm số lượng giác – Giải bài tập SGK Toán 11