Công thức tính nhiệt lượng là gì? Giải đáp kiến thức vật lý 8
Trong cuộc sống của chúng ta, luôn có sự tồn tại của nhiệt. Dù tồn tại ở dạng nào đi nữa, nhiệt cũng đóng một vai trò lớn. Không phải tự nhiên, các em được học và tìm hiểu về nhiệt trong bộ môn vật lý 8. Nhiệt là gì? Nhiệt năng, nhiệt lượng là gì? Để giải đáp những thắc mắc này của các em. Chúng tôi đã tổng hợp những kiến thức về nhiệt lượng trong bài viết hôm nay. Các em hãy cùng chúng tôi giải đáp và khám phá công thức tính nhiệt lượng là gì nhé!
Nhiệt là gì?
Trước khi đến với các định nghĩa về nhiệt năng, nhiệt lượng, chúng ta nên biết về nguồn gốc của chúng. Nhiệt chính là khởi nguồn của nhiệt năng, nhiệt lượng sau này. Nhiệt được định nghĩa chính là một dạng năng lượng dự trữ trong vật chất nhờ vào chuyển động nhiệt hỗn loạn của các hạt cấu tạo nên vật chất. Chúng ta đều biết rằng, cấu tạo của vật bao gồm các loại hạt và phân tử bên trong.
Các loại hạt này không hề ngừng chuyển động bên trong cấu tạo của vật. Chỉ là các hạt chuyển động nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình trạng của vật. Chính sự chuyển động của các hạt này đem đến sự tạo ra nhiệt ở vật. Vật có nhiệt độ thấp nghĩa là các hạt bên trong vật đang di chuyển chậm. Nhiệt độ càng cao, các hạt vật chất bên trong vật đang di chuyển nhanh hơn. Điều này có ý nghĩa rất lớn với công thức tính nhiệt lượng của vật.
>>> Xem thêm : Cường độ dòng điện – Định nghĩa, công thức, phân loại và ý nghĩa
Nhiệt năng là gì?
Như chúng ta đã đề cập đến phía trên, các hạt vật chất trong vật không ngừng chuyển động hỗn loạn. Nhờ đó mà các hạt này sinh ra động năng. Các em đã được tìm hiểu về động năng trong bài viết trước. Nếu các em chưa hiểu rõ về động năng có thể tìm hiểu tại đây.
Nhiệt năng của vật chính là tổng các động năng này. Động năng có trong vật đến từ khối tâm của phân tử cùng các phân tử quanh khối trung tâm. Các phân tử có trong vật không ngừng chuyển động và sinh ra nhiệt năng. Tuy nhiên, trong một trạng thái nhất định, chúng ta có thể xác định được độ lớn của nhiệt năng. Nhiệt năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ càng lớn thì nhiệt năng của vật càng lớn. Điều này cũng đúng khi xảy ra theo chiều hướng ngược lại.
Các làm tăng giảm nhiệt năng
Chúng ta có thể trao đổi nhiệt qua các phương pháp truyền nhiệt. Các em có thể tìm hiểu về các phương pháp truyền nhiệt tại đây. Ba phương pháp truyền nhiệt chính cho vật đó chính là bức xạ, dẫn nhiệt, đối lưu. Sử dụng ba cách này chúng ta có thể làm tăng giảm nhiệt của vật. Từ đó đem đến kết quả tăng giảm nhiệt năng của vật. Công thức tính nhiệt lượng cũng bị ảnh hưởng bởi những cách thức này. Các em nên chú ý khi sử dụng để làm bài tập.
Nhiệt lượng là gì? – Công thức tính nhiệt lượng
Chúng ta đã đi từ nhiệt đến nhiệt năng. Vậy nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng chính là độ lớn của nhiệt năng. Hay nói một cách chính xác, nhiệt lượng được hiểu là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Truyền nhiệt có khả năng tăng nhiệt lượng của một vật. Khi vật tăng nhiệt độ lên cao thì nhiệt lượng của vật hấp thụ cũng lớn. Tuy nhiên, khi vật nguội đi, nhiệt lượng sẽ tỏa ra theo nhiệt độ mà vật giảm xuống. Điều này đã được các nhà vật lý học thí nghiệm và chứng minh. Công thức tính nhiệt lượng cũng sẽ dựa trên điều này để cho ra kết quả.
>>> Xem thêm : Điện thế hiệu điện thế – Khái niệm và công thức chi tiết
Yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng
Nhiệt lượng mà vật thu vào hay tỏa ra phụ thuộc vào ba yếu tố chính. Yếu tố đầu tiên chính là khối lượng của vật. Nếu khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào cũng càng lớn. Yếu tố thứ hai chính là nhiệt độ thay đổi ở vật. Nhiệt độ của vật tăng càng nhiều thì nhiệt lượng vật nhận càng lớn. Ngược lại, nhiệt độ của vật giảm càng nhiều. Thì nhiệt lượng của vật cũng giảm theo nhiệt độ đó. Yếu tố thứ ba chính là chất cấu tạo lên vật. Các chất khác nhau có sự trao đổi nhiệt khác nhau.
Dựa trên ba yếu tố này, các nhà vật lý học có thể đưa ra công thức tính nhiệt lượng của vật. Tuy nhiên, để có thể đi đến công thức cuối cùng, các nhà vật lý học đã phải làm nhiều thí nghiệm. Các em không cần tìm hiểu quá kỹ về điều này. Việc các em cần làm chính là ghi nhớ lý thuyết và áp dụng. Vậy là đủ để làm bài trên lớp. Đôi khi chúng ta chỉ cần ghi nhận kết quả cuối cùng để vận dụng vào bài học hàng ngày.
>>> Xem thêm : Tìm hiểu về điện trở của dây dẫn định luật Ôm? Vật lý 9
Công thức tính nhiệt lượng là gì?
Công thức tính nhiệt lượng được sử dụng nhiều trong bài tập của các em. Ngay cả trong cuộc sống thường ngày cũng có nhiều ứng dụng của công thức này. Các em nên học thuộc và hiểu cách sử dụng công thức tính nhiệt lượng. Như vậy các em mới có thể đạt được điểm cao trên lớp. Công thức để tính nhiệt lượng như sau:
Q = m.c.∆t
Trong đó Q chính là kí hiệu hay độ lớn của nhiệt lượng. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun ký hiệu là J. Còn m là ký hiệu của khối lượng vật. Khối lượng trong công thức này được đo bằng đơn vị tiêu chuẩn kg. Ngoài ra chúng ta phải chú ý đến ∆t. Đây chính là sự thay đổi nhiệt của vật trong quá trình hấp thụ hoặc mất bớt nhiệt năng. Các em cần xác định chuẩn về nhiệt độ để khi tính toán không bị sai xót.
Công thức tính nhiệt lượng không hề khó nếu đề bài cho sẵn độ lớn của các đại lượng. Tuy nhiên, đối với một số bài học, các em sẽ không được cho sẵn điều này. Các em cần thông qua các dữ kiện khác từ đề bài để tính ra. Sau đó quy đổi về đơn vị chuẩn theo công thức. Các em mới có thể tiến hành tính toán để chốt kết quả cuối cùng.
Các dạng bài tập công thức tính nhiệt lượng
Các em vẫn sẽ gặp được hai dạng bài chính trong chủ đều công thức tính nhiệt lượng. Dạng bài đầu tiên chính là trắc nghiệm. Với dạng bài này, các em chỉ cần nắm rõ lý thuyết thì sẽ chọn được đáp án đúng. Lý thuyết ở đây không chỉ về nhiệt lượng mà còn bao gồm nhiệt, nhiệt năng. Sẽ có nhiều câu hỏi về công thức. Các em cần chọn được đáp án có chứa công thức chính xác tuyệt đối từ biểu thức cho đến đơn vị. Như vậy, các em mới có thể chọn được đáp án đúng và đầy đủ nhất.
Bên cạnh đó, dạng bài trắc nghiệm còn có thể đưa vào các bài tính toán ngắn. Hầu hết các đại lượng đều đã được cho sẵn độ lớn. Việc các em cần làm chính là lắp ghép vào công thức để tính. Nếu các đại lượng này chưa được đưa về đơn vị chuẩn, thì các em thực hiện đổi đơn vị. Sau đó mới được áp dụng công thức tính nhiệt lượng.
Dạng bài tập tự luận
Đối với dạng bài tự luận, các bước làm cần phải chi tiết chuẩn xác hơn. Các em không chỉ áp dụng công thức mà còn cần xác định đại lượng nào còn thiếu. Đại lượng nào đề bài đã cho. Từ đó tính toán những đại lượng chưa có sẵn. Các bước làm của các em cũng cần trình bày chi tiết đầy đủ. Các thầy cô sẽ chấm điểm dựa trên các bước làm này. Quá trình đúng kết quả của các em mới có thể đúng được. Đây là một dạng bài tập khó, các em nên chú ý nhiều hơn.
Có thể nói, những kiến thức về chủ đề công thức tính nhiệt lượng đã được chúng tôi đề cập trên đây. Hy vọng những kiến thức này có ích đối với các em. Việc ghi chép và làm thử bài sẽ giúp các em có phản ứng nhanh hơn với các bài trên lớp. Các em hãy ghi nhớ và làm bài chăm chỉ nhé! Cảm ơn các em đã đón đọc bài viết của chúng tôi.
Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy
Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.
Kho học liệu khổng lồ
Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo (Mock Test) có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.
Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả
Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!
Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất
Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập (tốc độ, điểm số) trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.
Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập
Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh. nguồn: https://wikihoctap.com