Cá nhân hóa học tập – Xu thế mới trong giải pháp giáo dục K12
Xu hướng cá nhân hóa học tập
Tương tự như các lĩnh vực khác, mô hình giáo dục cá nhân hóa cũng đã xuất hiện từ lâu và trở thành yêu cầu cơ bản của giáo dục thời đại 4.0. Rào cản lớn nhất của giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm” chính là giải quyết sự khác nhau giữa năng lực tiếp thu, nhu cầu học tập, sở thích… của mỗi cá nhân và làm thế nào để học sinh hào hứng tiếp nhận tri thức giống như sức hấp dẫn của Facebook, Tiktok, Youtube… mang lại.
Theo nghiên cứu của Trường Sư phạm Quốc gia, cơ quan chuyên môn của Bộ Giáo dục Anh quốc, mô hình cá nhân hoá học tập chú trọng vào khác biệt của mỗi cá nhân, phát hiện ra điều gì là động lực cho các em học tập hay các em cần gì để học tập hiệu quả, tự mình vượt qua những mục tiêu đặt ra. Cách tiếp cận này coi trọng quá trình học, không phải quá trình dạy; cho phép giáo viên xác định những hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu và đánh giá đúng năng lực của học sinh, từ đó khuyến khích các em làm chủ và có trách nhiệm hơn trong việc tự hoàn thiện tri thức cho mình.
Gần đây, sự thành công Startup Giáo dục Byju’s của Ấn Độ đã minh chứng rõ về xu hướng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ và mô hình giáo dục cá nhân hóa học tập. Sau vòng gọi vốn mới nhất 340 triệu USD công bố vào đầu tháng 6/2021, startup này đã được định giá 16,5 tỷ USD, vượt qua mức 16 tỷ USD của công ty công nghệ tài chính Paytm, trở thành startup giá trị nhất Ấn Độ và một trong những công ty giáo dục lớn nhất toàn cầu. Những cái tên nổi tiếng khác theo đuổi mô hình này có thể kể tới Khan Academy, IXL, VIPKids, Yuanfudao v.v. đều phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong sau khi đại dịch do Virus Corona xuất hiện.
Tại Việt Nam, Quyết định 749/QĐ-TTg đã nêu rõ việc đổi mới giáo dục, thông qua ứng dụng công nghệ là chiến lược cạnh tranh, phát triển quốc gia, nằm trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Cùng lúc đó, giáo dục truyền thống là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch cũng đã tạo ra cơ hội lớn cho các giải pháp Edtech. Mặc dù vậy, lĩnh vực này còn rất phân mảnh và tập trung chính vào số hóa kho tài liệu giảng dạy, cung cấp giải pháp học tập theo video ghi hình sẵn và thiếu vắng các nền tảng giáo dục đổi mới chất lượng cao, ứng dụng sâu về dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trong bậc giáo dục phổ thông K12.
Toppy – Ứng dụng Edtech K12 của trí tuệ Việt
Nắm bắt được nhu cầu và đòi hỏi tất yếu về việc đổi mới giáo dục thông qua công nghệ, bà Đào Lan Hương – Nhà sáng lập Học viện sáng tạo công nghệ trẻ Teky chia sẻ: “Sau Covid-19, chúng tôi nhận thấy một nền tảng giáo dục chất lượng, chính là vacxin hiệu quả nhất cho việc mất tinh thần học tập, nghiện mạng xã hội, nghiện game… cho các em học sinh. Đây là lý do Teky phát triển Ứng dụng cá nhân hoá học tập Toppy.vn – giúp các em thích thú và học tập hiệu quả hơn các bộ môn Toán, Lý, Hoá, tiếng Anh tại bậc phổ thông. Ngoài ra, chúng tôi cũng đem tới một giải pháp công bằng trong giáo dục, giúp học sinh trên toàn quốc được học Online với giáo viên tốt nhất với chi phí tốt hơn nhiều so với mô hình giảng dạy truyền thống cần có cơ sở vật chất tại địa phương và sự thiếu hụt trong phân bổ nguồn lực gia sư, giáo viên giỏi giữa các tỉnh thành. Toppy là đơn vị tiên phong kết hợp cả công nghệ cá nhân hóa học tập và vai trò trực tiếp của giáo viên trong hoạt động kèm cặp học sinh”.
Được biết, giải pháp của Toppy là sự kết hợp của các bài giảng video, bài đọc kiến thức với hình thức truyền tải thú vị, hấp dẫn, giúp các em thích thú khi học tập; kèm theo đó là hệ thống các bài tập tự luyện đa dạng phương thức thể hiện và kho đề thi phong phú cho các bộ môn K12 như Toán, Lý, Hoá, Anh. Ứng dụng điện thoại giúp học sinh học bất kể mọi lúc, mọi nơi và công nghệ cá nhân hoá giúp tối ưu hóa năng lực tiếp thu, hạn chế cảm giác chán nản hoặc nhàm chán khi học.
Ngoài tự luyện, học sinh có thể lựa chọn học LIVE với gia sư, giáo viên của Toppy. Theo ông Lê Quang Tuấn, kiến trúc sư trưởng của Toppy:“Nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ, khi một giáo viên giỏi phụ trách nhiều lớp, một năm dạy hàng trăm học sinh, việc kèm 1:1 với tất cả học sinh là điều không thể; thay vì dồn hết trách nhiệm lên vai một hay một số giáo viên, nền tảng Toppy sẽ đảm nhận trách nhiệm đưa ra lộ trình và chương trình học hợp lý, phù hợp với từng yêu cầu chuyên biệt của mỗi học sinh, vai trò của giáo viên giỏi sẽ dần chuyển hóa thành các “huấn luyện viên” kèm cặp, thúc đẩy động lực và tinh thần hiếu học của mỗi học sinh”
Với Toppy, phụ huynh có thể theo dõi được quá trình học tập của con một cách dễ dàng, từ đó có thể nắm bắt định hướng nhanh chóng cho con và phối hợp hiệu quả với các thầy cô.
Việc đáp ứng đúng các vấn đề thị trường đã giúp Toppy nhanh chóng lọt vào Top ứng dụng Học Online K-12 được tải nhiều nhất và lọt vào chung kết cuộc thi Tech Planter dành cho các công ty khởi nghiệp “deep tech” – phát triển các giải pháp khoa học công nghệ tại khu vực Đông Nam Á. Ngày 24/6 vừa qua, chuyên trang nghiên cứu công nghệ Châu Á TechInAsia đã liệt kê Toppy vào danh sách các thương hiệu tiêu biểu cho các giải pháp công nghệ giáo dục (Edtech) tại Đông Nam Á, trở thành một trong những đại diện trẻ nhất của danh sách này.
Trong thời gian hè 2021, Toppy tặng miễn phí tài khoản dùng thử đến hết ngày 31/08. Phụ huynh, học sinh và giáo viên có thể truy cập website https://learn.toppy.vn/ hoặc tải ứng dụng Toppy trên điện thoại để trải nghiệm. |