C2H5OH + Na| Phương trình hóa học C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2
C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2 là phương trình hóa học khi cho Rượu etylic tác dụng với natri sản phẩm tạo ra C2H5ONa. Hy vọng tài liệu giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Toppy nhé.
Phương trình hóa học C2H5OH + Na
1. Phản ứng C2H5OH tác dụng với Na
C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2
2. Điều kiện phản ứng C2H5OH + Na
Điều kiện: Không có
Nội dung mở rộng C2H5OH + Na
1. Ancol Etylic là gì?
Ancol Etylic là một hợp hữu cơ còn được biết đến với những tên gọi khác như Ethanol, rượu etylic, cồn công nghiệp hay rượu ngũ cốc. Đây là một chất thuộc dãy đồng đẳng ancol, có công thức hóa học là C2H5OH hoặc C2H6O.
Công thức phân tử của ancol etylic gồm có cacbon ở nhóm metyl (CH3-) liên kết với cacbon ở nhóm metylen (-CH2-), nhóm này liên kết với oxy của nhóm hydroxyl (-OH).
Cấu tạo phân tử của Ancol Etylic – C2H5OH
2. Những tính chất lý hóa của Ancol Etylic – C2H5OH
2.1. Tính chất vật lý
– Ancol etylic tồn tại ở dạng chất lỏng không màu, có vị thơm đặc trưng.
– Rất nhẹ, dễ bay hơi và dễ bắt cháy.
– Tính tan: C2H5OH tan vô hạn trong nước.
– Khối lượng riêng: 0,7936 g/m3 (15oC)
– Nhiệt độ sôi: 78,39oC
– Hóa rắn ở – 114,15oC
Ethanol khi gặp lửa sẽ cháy với nguồn lửa nhiệt thấp
2.2. Tính chất hóa học
Ancol Etylic mang tính chất của một rượu đơn chức:
* Phản ứng thế H của nhóm -OH
Tác dụng với kim loại:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
Tác dụng với Cu(OH)2:
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
* Phản ứng thế nhóm -OH
Tác dụng với axit vô cơ:
C2H5-OH + H-Br → C2H5-Br + H2O
Tác dụng với axit hữu cơ (phản ứng este hóa):
CH3COOH + C2H5-OH → CH3COOC2H5 + H2O
Lưu ý: Phản ứng thực hiện trong môi trường axit và được đun nóng. Phản ứng có tính thuận nghịch nên cần chú ý đến chuyển dịch cân bằng.
Tác dụng với ancol (điều kiện phản ứng H2SO4 đậm đặc, 1400C):
C2H5-OH + H-O-C2H5 → C2H5-O-C2H5 + H2O
* Phản ứng tách nhóm -OH (điều kiện H2SO4 đậm đặc, 170oC)
CH3-CH2-OH → CH2=CH2 + H2O
CH3-CH2-CHOH-CH3 → H2O + CH3-CH=CH-CH3 (sản phẩm chính)
→ H2O + CH3-CH2-CH=CH2 (sản phẩm phụ)
* Phản ứng oxi hóa
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (hay còn gọi là phản ứng cháy):
– Đối với ancol no, mạch hở, đơn chức:
CnH2n+2O + (3n/2)O2 → nCO2 + (n + 1)H2O
– Đối với ancol no, mạch hở, đa chức:
CnH2n+2Ox + (3n+1-x)/2O2 → nCO2 + (n + 1)H2O
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:
C2H5OH + CuO → CH3CHO + H2O + Cu
3. Cách điều chế cồn công nghiệp Ancol Etylic
Ancol Etylic được điều chế như thế nào?
Cồn Ancol Etylic sử dụng trong công nghiệp sẽ được theo đề theo quy trình lên men từ các loại ngũ cốc, mía, gạo, khoai,… với nồng độ 96 đến 99 %. Các bước thực hiện sẽ như sau:
- Bước 1: Nấu nguyên liệu: Tinh bột sẽ được nấu với nhiệt độ cao, sau một thời gian vừa đủ sẽ trương nở và hóa hồ. Sau đó sẽ được để nguội về nhiệt độ thích hợp.
- Bước 2: Đường hóa nguyên liệu: Bước này có hai cách để thực hiện, tùy điều kiện mà chọn một trong 2 cách là đường hóa bằng axit hoặc đường hóa bằng chế phẩm Amylase của nấm mốc.
- Bước 3: Lên men dịch đường: tùy vào điều kiện mà có thể chọn một trong hai cách là lên men liên tục hoặc lên men gián đoạn.
- Bước 4: Chưng cất và tinh chế: Bước chưng cất này giúp tách cồn và các tạp chất dễ bay hơi ra khỏi dấm chín để thu được Ancol Etylic.
4. Ứng dụng của Ancol Etylic trong các lĩnh vực
4.1. Trong các ngành công nghiệp
– Phần lớn Ancol Etylic sản xuất ra được sử dụng làm dung môi trong ngành công nghiệp nước hoa, dược phẩm, mỹ phẩm, in ấn, sơn, dệt may,…
– Ethanol được sử dụng như nhiên liệu cồn trong hàng loạt các quy trình sản xuất công nghiệp khác. Người ta dùng C2H5OH trong các sản phẩm chống đông lạnh, dùng làm nhiên liệu thay xăng cho động cơ đốt trong.
– Cồn công nghiệp Ancol Etylic còn được dùng để làm nguyên liệu sản xuất các hợp chất hữu cơ khác như axit axetic, este,…
– Trong ngành công nghiệp thực phẩm, C2H5OH được ứng dụng để sản xuất rượu, các loại đồ uống có cồng, ướp gia vị thực phẩm.
4.2. Trong ngành y tế
– Sử dụng để chống các loại vi sinh vật, vi khuẩn,…
– Ancol Etylic còn được dùng để sản xuất thuốc ngủ nhờ khả năng gây mê, gây buồn ngủ.
– Đặc tính của Ethanol là tính sát khuẩn cao nên cồn có nồng độ từ 70 đến 90 % thường được dùng để khử trùng các thiết bị, dụng cụ, các vết thương,…
4.3. Ancol Etylic trong mỹ phẩm
Cồn Ethanol được dùng trong mỹ phẩm với vai trò giúp dưỡng da hoặc làm dung môi:
– Cồn béo hay còn được gọi là cồn tốt được sử dụng trong điều chế mỹ phẩm với vai trò là chất giúp cân bằng độ ẩm, khiến cho da mềm mịn, không gây kích ứng. Tuy nhiên, cồn béo lại không phù hợp với những người có da mụn, dầu vì nó dễ gây bít tắc lỗ chân lông.
– Cồn khô hay còn gọi là cồn xấu, có khả năng chống khuẩn, khử trùng. Cồn khô lại phù hợp cho da nhờn giúp sạch da, hạn chế tiết dầu, không bít lỗ chân lông.
Ancol Etylic có mặt trong thành phần của nhiều loại mỹ phẩm hay các công thức làm đẹp.
Ancol Etylic được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
5. Một số tác dụng phụ không mong muốn của Ancol Etylic
Mặc dù là một chất được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực, đặc biệt là thực phẩm và dược mỹ phẩm, tuy nhiên, Ancol Etylic sẽ mang độc tính gây hại cho cơ thể người nếu dùng với liều lượng quá mức cho phép.
– Ancol Etylic sử dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh trung ương từ buồn ngủ nhẹ, hưng phấn đến hôn mê, ức chế hệ hô hấp.
– Với hệ tiêu hóa, Ethanol khiến tăng enzym transaminase, đặc biệt với những bệnh nhân xơ gan, viêm gan virus,…
– Gây viêm niêm mạc dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu dạ dày, tá tràng trong trường hợp sử dụng quá nhiều Ethanol.
– Ancol Etylic có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là ở những bệnh nhân, trẻ em suy sinh dưỡng.
– Gây rối loạn điện giải.
Bài tập vận dụng liên quan C2H5OH + Na
Câu 1. CTPT của ancol dạng C4H10O có bao nhiêu CTCT khác nhau?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án D
Ancol no, đơn chức, mạch hở.
Công thức thỏa mãn:
(1) CH3-CH2-CH2-CH2-OH
(2) (CH3)2CH-CH2-OH
(3) CH3-CH2-CH(OH)-CH3
(4) (CH3)3C-OH
Câu 2. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol có công thức CnH2n+1OH thì cần 10,08 lít khí oxi (đktc). CTPT của ancol là:
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C3H7OH
D. C4H9OH
Đáp án C
nCnH2n+1OH = 0,1 mol
nO2 = 0,45 mol
CnH2n+1OH + 3n/2O2 → nCO2 + (n+1)H2O
1 3n/2
0,1 0,45
Ta có: 0,1.(3n/2) = 0,45.1 => n = 3
=> Công thức phân tử: C3H7OH.
Câu 3. Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được sản phẩm nào sau đây?
A. Axit axetic
B. Cao su tổng hợp
C. Etyl axetat
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án D: Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được
Axit axetic
Cao su tổng hợp
Etyl axetat
Câu 4. Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol?
A. CaO
B. H2SO4 đặc
C. CuSO4 khan
D. Cả ba đáp án trên
Câu 5. Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:
A. Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước
B. Ancol etylic uống được
C. Ancol etylic là chất lỏng
D. Ancol etylic chứa cacbon và hidro
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu no, đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thu được 26,4 gam CO2 và 16,2 gam nước. Công thức của rượu no, đơn chức là
A. C3H7OH.
B. C4H8OH.
C. C2H5OH.
D. CH3OH.
Đáp án
nCO2 = 26,4: 44 = 0,6 (mol)
nH2O = 16,2 : 18 = 0,9 (mol)
Đặt công thức của rượu no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+1OH
CnH2n+1OH → nCO2 + (n+1)H2O
Ta có: nCnH2n+1OH = nH2O – nCO2 = 0,9 – 0,6 = 0,3 (mol)
=> n = nCO2/nrượu = 0,6/0,3 = 2
=> Công thức của rượu là: C2H5OH
……………………………………..
C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2 là phương trình này sẽ
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: