Rèn tính tự giác cho trẻ – Giúp trẻ có kỷ luật trong cuộc sống
Rèn tính tự giác cho trẻ để giúp trẻ trưởng thành. Và có kỷ luật trong cuộc sống. Thói quen tự giác giúp trẻ rất nhiều trong quá trình tự lập. Ngay từ nhỏ, hãy dạy và hướng dẫn trẻ bắt đầu ngay từ những công việc nhỏ và đơn giản nhất. Điều này sẽ gieo vào lòng trẻ hạt mầm của sự tự lập. Ngoài ra, còn giúp trẻ trong cuộc sống khi đã trưởng thành.
Rèn tính tự giác cho trẻ từ khi nào là hợp lý?
Theo Nhà tâm lý Lê Khanh – Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý – đào tạo kỹ năng Rồng Việt. Việc tự ý thức được về bản thân mình đã được hình thành từ trong giai đoạn trẻ tập đi. Và khi trẻ 3 tuổi, con sẽ có nhận thức về bản thân, về cái tôi cá nhân. Đây là khoảng thời gian trẻ có sự tò mò và tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ từ thế giới xung quanh. Và được đánh giá là giai đoạn phù hợp để bắt đầu rèn tính tự giác cho trẻ. Ba mẹ có thể bắt đầu giúp trẻ rèn luyện thông qua việc thiết lập các mối quan hệ với những trẻ khác. Và xây dựng những tình cảm, sự quan tâm đến thế giới xung quanh. Bằng cách tham gia các lớp mầm non.
Để trẻ tự giác một cách hiệu quả nhất
Tâm hồn trẻ thơ như một trang giấy trắng. Các em trong trẻo và non nớt trước những sự giáo dục của người lớn. Trong nhận thức của trẻ, những vấn đề logic rất khác so với những điều người lớn nghĩ. Bởi vậy, để giáo dục trẻ tự giác một cách hiệu quả nhất. Cần áp dụng những phương pháp dành riêng cho trẻ. Quan trọng là đi từ tư duy và sự nhận thức của trẻ, để trẻ thích ứng và chấp nhận thói quen này.
Có nhiều bậc phụ huynh đã gặp phải những sai lầm giống nhau trong phương pháp rèn tính tự giác cho trẻ. Một trong những sai lầm phổ biến đó là áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ. Ba mẹ thường nói với con rằng “con cần phải ngoan ngoãn”. Hoặc yêu cầu con phải làm cái này, cái kia nếu không nghe lời, con sẽ bị phạt.
Những hình thức phạt có thể là mắng, hoặc đánh đòn. Tuy nhiên, điều này không có tác dụng rõ rệt trong việc rèn tính tự giác cho trẻ. Bởi trẻ không thực sự mong muốn và có ý thức làm những công việc đó một cách tự nguyện. Trẻ có thể cảm thấy chán nản và ghét bỏ hành động của cha mẹ khi ấy. Thậm chí, trẻ làm mọi thứ như một nghĩa vụ. Không thực sự để tâm và không tạo được ý thức tự giác của trẻ.
Thay vào đó, ba mẹ nên khiến các con cảm thấy vui vì được làm những công việc đó. Có thể thông qua các hoạt động như chơi trò chơi. Hay làm việc cùng trẻ, khen thưởng con khi làm được một công việc có tính tự giác cao. Như vậy, trẻ có thể tìm được niềm vui khi tự giác làm 1 công việc nào đó. Đồng thời kéo gần thêm, gắn kết những mối quan hệ trong gia đình.
Rèn tính tự giác cho trẻ dựa trên nguyên tắc
Áp dụng hình thức dạy nhẹ nhàng, mềm mỏng với trẻ không chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ tự có nhận thức và hình thành ý thức tự giác trong công việc. Ba mẹ để đảm bảo con phát triển tốt nhất cần áp dụng thêm những nguyên tắc trong quá trình giáo dục.
Để trẻ được lựa chọn
Đầu tiên, ba mẹ nên để trẻ được lựa chọn. Giữa những lựa chọn ở đây, không nên để trẻ chọn lựa giữa việc làm hay không làm. Mà cần định hướng trẻ lựa chọn cách làm. Ba mẹ có thể đưa ra các phương án cho con lựa chọn. Ví dụ như con muốn lau nhà trước hay rửa bát trước. Hay con muốn lau nhà bằng cây lau nhà hay bằng khăn? Việc này khiến trẻ cảm thấy được bản thân được lựa chọn. Đồng thời, trẻ vẫn phải làm công việc ba mẹ đã đề ra.
Không nên để trẻ một mình với công việc
Thứ 2, ba mẹ không nên để trẻ một mình với công việc. Hãy bên cạnh, đồng hành và hướng dẫn trẻ. Trước tiên, ba mẹ nên kiên nhẫn chỉ dạy trẻ từng bước để làm công việc đó. Khi trẻ biết làm rồi, hãy để trẻ tự làm. Chấp nhận những sai sót của trẻ. Thậm chí, có đôi khi, trẻ vụng về và chậm chạp. Nhưng để con hiểu về giá trị của công việc cũng như rèn được cho con sự tự giác, tự lập. Ba mẹ không nên làm thay trẻ mà hãy để con được thực hành, được thất bại và rút ra những bài học cho bản thân
.
Nên đặt ra thời gian cần làm công việc và thời hạn cần hoàn thành công việc đó
Thứ 3 là nên đặt ra thời gian cần làm công việc và thời hạn cần hoàn thành công việc đó. Giai đoạn đầu của việc rèn luyện tính tự giác cho trẻ, ba mẹ không nên thay đổi quá trình của hoạt động. Kể cả về thời gian và thời hạn trong một ngày. Nên đặt cho con một lịch trình công việc nhất định trong ngày và giúp con tuân thủ theo những nguyên tắc đó. Tránh những trường hợp phải thay đổi hoặc làm xáo trộn kế hoạch quá nhiều.
Ví dụ: Ba mẹ có thể yêu cầu trẻ sau khi học xong phải giúp việc nhà 30 phút. Điều này sẽ tạo nên thói quen ở trẻ và dần dần, trẻ sẽ trở nên tự giác với công việc nhà, không cần ba mẹ thúc giục. Không thể tránh khỏi những trường hợp cần thay đổi kế hoạch. Ví dụ như trẻ có một cuộc hẹn cùng bạn bè sau giờ học. Ba mẹ có thể thảo luận với trẻ dời lịch làm việc nhà sau khi trẻ đi chơi về. Hoặc con cần làm một số công việc nào đó xong trước khi ra ngoài chơi. Như vậy, trẻ sẽ hình thành nên tinh thần trách nhiệm, từ đó cố gắng để tự giác hơn mỗi ngày.
Lời kết
Trên đây là sự tổng hợp của Toppy về chủ đề rèn luyện tình tự giác cho trẻ. Khoảng thời gian thích hợp và phù hợp nhất để trẻ có được tính tự giác là giai đoạn trẻ 3 tuổi. Và rèn luyện hiệu quả nhất là đăng ký cho trẻ tham gia các lớp mầm non vào khoảng thời gian này. Trẻ tự chăm sóc bản thân một cách tự giác. Bắt đầu ngay từ những công việc nhỏ và đơn giản nhất. Điều này sẽ gieo vào lòng trẻ hạt mầm của sự tự lập. Ngoài ra, còn giúp trẻ trong cuộc sống khi đã trưởng thành
Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm những bài đọc về các chủ đề thú vị khác tại trang website chính thức của Toppy. Chúc ba mẹ và các con thành công trong việc rèn luyện các kỹ năng mới. Toppy rất vui khi có thể cùng đồng hành trong mọi chặng đường phát triển của con. Để Toppy cùng đồng hành với trẻ trong quá trình học tại Các khóa học online cùng Toppy.