So2 ra So3 | Phản ứng hóa học SO2 + O2 → SO3
So2 ra so3 là phương trình điều chế lưu huỳnh trioxit trong công nghiệp từ khí SO2 và O2. Vậy phản ứng hóa học tạo thành SO3 xảy ra ở điều kiện nào? Mời các bạn tham khảo qua bài viết dưới đây của Toppy.
Lý thuyết về phương trình So2 ra so3
1. Phương trình điều chế So2 ra so3
2SO2 + O2 2SO3
2. Điều kiện để phản ứng SO2 ra SO3
Oxi hóa SO2 bằng khí oxi hoặc không khí dư ở nhiệt độ 450 – 500oC, chất xúc tác vanađi (V) oxit V2O5:
Nội dung mở rộng So2 ra so3
Khí sunfurơ là gì hay khí SO2 là gì?
Khí sunfurơ hay khí SO2 còn có tên gọi khác là lưu huỳnh dioxit (hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ). Đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh. SO2 (axit sunfurơ) được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, hoặc nấu chảy cá loại quặng sắt, nhôm, kẽm, chì.
khí sunfuro SO2 là gì?
Công thức cấu tạo khí sunfurơ SO2 như thế nào?
Những electron độc thân của nguyên tử S sẽ liên kết với 4 electron độc thân của 2 nguyên tử O tạo thành bốn liên kết cộng hoá trị có cực.
Công thức cấu tạo khí SO2
Tính chất vật lý của khí Sunfuro (SO2)
- Khí Sunfurơ hay lưu huỳnh dioxit, khí SO2 là chất khí không màu, mùi nặng, nặng hơn hai lần không khí
- Hóa lỏng ở nhiệt độ -10 độ C.
- Khí SO2 có khả năng làm vẩn đục nước vôi, làm mất màu dung dịch brom và làm mất màu cánh hoa hồng.
- Khí SO2 là khí độc, nếu hít phải khí SO2 sẽ gây viêm đường hô hấp.
- Lưu huỳnh dioxit tan nhiều trong nước: 9,4 g/100ml (ở 25 độ C).
Tính chất hóa học của khí sunfuro/khí SO2
- Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit, tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu H2SO3.
SO2 + H2O → H2SO3
(H2SO3 là một axit yếu và không bền)
- SO2 là chất khử khi tác dụng một chất oxy hóa mạnh như halogen, kali pemanganat:
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
- SO2 là chất oxy hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn như H2S, Mg…
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
SO2 + 2Mg → S + 2MgO
- So2 ra so3: SO2 dễ bị oxy hóa thành SO3 trong khí quyển dưới chất xúc tác hoặc do quá trình quang hóa.
- SO2 tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối sunfit hoặc hidrosunfit
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Cách điều chế khí SO2
1. Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm SO2 được tạo ra theo phương trình phản ứng sau:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2
2. Điều chế SO2 trong công nghiệp
Trong công nghiệp SO2 được điều chế bằng những cách sau:
- Cách 1: Đốt cháy lưu huỳnh
S + O2 (t0) → SO2
- Cách 2: Cho phản ứng với H2SO4 đặc nóng
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Cách 3: Đốt cháy H2S trong oxi dư
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
- Cách 4: Đốt pyrit sắt
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
Điều chế khí SO2
Ứng dụng của SO2 lưu huỳnh dioxit
Khí SO2 được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như:
- Dùng để sản xuất Axit sunfuric(H2SO4).
- SO2 dùng làm nguyên liệu để tẩy trắng: giấy, bột, dung dịch đường,…
- Khí sunfuro được dùng như một chất làm lạnh, nó dễ dàng cô động và có nhiệt độ bốc hơi cao.
- Khí SO2 dùng làm chất khử mùi, và tẩy trắng các vật liệu tinh tế như quần áo.
- SO2 được ứng dụng trong làm chất bảo quản cho các loại thực phẩm sấy khô. Giúp thực phẩm không bị hư hỏng do nấm mốc, giữ màu sắc tươi ngon trong thời gian dài.
- Trong xử lý nước thải SO2 được dùng để xử lý nước có chứa Clo.
- Trong phòng thí nghiệm SO2 được sử dụng làm thuốc thử để nhận biết các chất khác và được dùng như một dung môi trơ.
- Trong sản xuất rượu SO2 được ứng dụng để kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Ứng dụng và tác hại của SO2
Các tác hại của Khí Sunfurơ – lưu huỳnh đioxit (So2 ra so3)
1. Khí sunfuro đối với môi trường
- Đây là một chất khí gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Lưu huỳnh đioxit bị oxy hóa và tác dụng với nước sẽ tạo ra axit sunfuric gây hiện tường mưa axit làm ảnh hưởng đến các loài động, thực vật khi tiếp xúc.
- Làm mỏng tầng ozon.
- SO2 cũng là một axit gây ăn mòn kim loại, bê tông trong điều kiện không khí ẩm. Các hiện tượng dễ nhận thấy nhất đó là gây rỉ sét cho sắt thép, thay đổi các tính chất vật lý màu sắc của đá vôi.
2. Khí sunfurơ gây hại cho sức khỏe con người
- Lưu huỳnh dioxit (SO2) và sunphua anhyđrit (SO3) trong tổ hợp các hạt lơ lửng và hơi ẩm rất có hại cho con người và các loại động vật.
- Khi hít phải khí sunfuro sẽ gây khó thở, nóng rát trong mũi và cổ họng… là nguyên nhân của bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt…
- Khi tiếp xúc với da sẽ gây phù nề, phỏng thậm chí là hoại tử
- Khí sunfuro khi đi vào trong màu thông qua đường hô hấp hay tiêu hóa sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của các hồng cầu, làm nạn nhân rơi vào trạng thái khó thở.
Bài tập vận dụng liên quan So2 ra so3
Câu 1: Lưu huỳnh có các số oxi hóa nào dưới đây?
A. -2; 0; -4; +4
B. 0; +4; -1; +6
C. 0; -1; -2; +6
D. -2; 0; +4; +6
Câu 2: Trong các phản ứng dưới đây, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
S + O2 SO2
S + 3F2 SF6
S + Hg → HgS
S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 3. Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được sử dụng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại chính là:
A. vôi sống.
B. cát.
C. muối ăn.
D. lưu huỳnh.
Câu 4. Ứng dụng chính của lưu huỳnh là:
A. Chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm
B. Sản xuất axit H2SO4
C. Lưu hóa cao su
D. Chế tạo diêm, thuốc trừ sâu, diệt nấm
Câu 5. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh
A. chất rắn màu vàng, giòn
B. không tan trong nước
C. có tnc thấp hơn ts của nước
D. tan nhiều trong benzen, ancol etylic
Câu 6. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?
A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2
B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2
C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2
D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, CO2
Đáp án C Phương trình phản ứng
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO3 + H2O → H2SO4
SO2 + H2O → H2SO3
Câu 7. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là:
A. Chỉ có màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
B. Chỉ một phần đinh sắt bị hoà tan.
C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không bị hoà tan.
D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
Đáp án D Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan , kim loại đồng bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng ( tạo nên FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu bị nhạt dần
Câu 8. Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?
A. H2O cất.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch Ca(OH)2
D. dung dịch xút.
Câu 9. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
B. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
C. Không có hiện tượng gì.
D. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
Đáp án A Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi cho lưu huỳnh đioxit tác dụng với dung dịch hiđrosunfua
Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn
Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch axit H2S dung dịch bị vẩn đục màu vàng (S). SO2 đã oxi hóa H2S thành S
Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra phản ứng:
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
………………………………..
Trên là cách cân bằng phương trình và bài tập có liên quan đến So2 ra so3. Hy vọng các em học sinh sẽ học tốt môn Hóa hơn. Có thắc mặc gì liên hệ Toppy ngay nhé.
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan: