Phương Trình Hóa Học

H2S ra H2SO4 | Phương trình H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl

5/5 - (10 bình chọn)

H2S ra H2SO4 là phương trình phản ứng oxi hóa khử khi sục H2S vào dung dịch nước Cl2. Sau đây Toppy sẽ tổng hợp hướng dẫn các bạn viết và cân bằng phản ứng. Mời các bạn tham khảo ngay nhé.

Phương trình H2S ra H2SO4

1. Phương trình phản ứng H2S ra H2SO4

H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

S-2 → S+6 + 8e

→ S-2 nhường e → chất khử.

Cl2 + 2e → 2Cl.

→ Cl2 nhận e → chất oxi hóa

2. Điều kiện phản ứng H2S ra H2SO4

Nhiệt độ thường

3. Cách tiến hành phản ứng H2S ra H2SO4

Sục khí H2S vào dung dịch nước Clo

4. Tính chất hóa học của H2S

a. Tính axit yếu

Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

b. Tính khử mạnh

Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,…mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

2H2S + 3O2 dư  → 2H2O + 2SO2

2H2S + O2 → 2H2O + 2S

Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

Nội dung mở rộng H2S ra H2SO4

h2s ra h2so4

Khí H2S là gì?

Hydrogen Sulfide (H2S) là một loại khí thường được tìm thấy trong quá trình khoan và sản xuất dầu thô và khí tự nhiên, các hệ thống xử lý nước thải, các công trình tiện ích, cống rãnh và các bãi tập kết rác…

h2s ra h2so4

Bãi chứa rác là nơi sinh ra nhiều khí H2S.

Khí H2S được tạo ra do vi sinh vật phân hủy các vật liệu hữu cơ trong điều kiện không có oxy. Không màu, dễ cháy, độc và ăn mòn, khí H2S gây chú ý bởi mùi trứng thối đặc trưng của mình.

Với độc tính tương tự như Carbon Monoxide (CO), ngăn cản quá trình hô hấp của tế bào, việc theo dõi và phát hiện sớm khí H2S có thể ngăn ngừa các tác hại mà nó gây ra.

h2s ra h2so4

Cấu tạo phân tử khí H2S.

Tác động của khí H2S đến sức khỏe con người

1. Tác động của khí H2S đến khứu giác

Khí H2S là một mối đe dọa thầm lặng, thường vô hình đối với các giác quan của cơ thể. Hít thở là con đường tiếp xúc chính với Hydrogen Sulfide. Tiếp xúc với khí H2S sẽ mang đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khứu giác:

  • Tiếp xúc liên tục với lượng khí H2S ở mức thấp sẽ nhanh chóng làm mất khứu giác (khử mẫn cảm khứu giác).
  • Tiếp xúc với mức độ cao của khí H2S có thể làm chết khứu giác ngay lập tức.

h2s ra h2so4

Khí H2S sinh ra tại các bãi chứa rác là nguồn tiếp xúc thường xuyên nhất đến khứu giác con người 

Mặc dù mùi của khí H2S là một đặc điểm, nhưng mùi không phải là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy sự hiện diện của khí H2S hoặc để chỉ ra nồng độ của khí đang tăng lên. Do đó, nếu chỉ dựa vào mùi trứng thối để nhận biết khí H2S là chưa đầy đủ, cần có sự phân tích kỹ hơn bằng các thiết bị chuyên dụng.

2. Tác động của khí H2S đến sức khỏe và các cơ quan bên trong cơ thể

Không chỉ ảnh hưởng đến khứu giác, tiếp xúc nhiều với khí H2S còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người:

  • Khí H2S gây kích ứng màng nhầy của cơ thể và đường hô hấp. Sau khi phơi nhiễm, các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, buồn nôn, co giật, kích ứng mắt và da. Tổn thương hệ thần kinh trung ương có thể ngay lập tức và nghiêm trọng sau khi tiếp xúc. Ở nồng độ cao, chỉ cần hít vài hơi là có thể bất tỉnh, hôn mê, liệt hô hấp, co giật, thậm chí tử vong.
  • Giảm khả năng chú ý và chức năng vận động: Những người tiếp xúc lâu dài với lượng khí H2S đủ cao để gây bất tỉnh có thể tiếp tục bị đau đầu, giảm khả năng chú ý và các chức năng vận động sau khi tỉnh lại.
  • Tác động đến phổi: Ảnh hưởng đến phổi của việc tiếp xúc với khí H2S có thể không rõ ràng trong 72 giờ đầu sau khi đưa ra khỏi môi trường bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc với khí H2S ở nồng độ cao, sẽ dẫn đến hiện tượng phù phổi chậm, sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong phổi cũng có thể xảy ra.
  • Gây huyết áp thấp, nhứt đầu, chán ăn, sụt cân: Khí H2S không tích tụ trong cơ thể, nhưng tiếp xúc nhiều có thể gây ra huyết áp thấp, nhức đầu, chán ăn và sụt cân. Tiếp xúc với nồng độ thấp trong thời gian dài có thể gây phát ban đau rát trên da và kích ứng mắt. Tiếp xúc nhiều lượng khí H2S cao có thể gây co giật, hôn mê, tổn thương não và tim, thậm chí tử vong.

h2s ra h2so4

Tác hại của khí H2S.

Tác động của khí H2S đến các vật dụng kim loại

Với tính chất nặng hơn không khí, khí H2S tích tụ ở những khu vực thấp của không gian thông gió kém. Khí H2S trong điều kiện không khí hơi ẩm có thể tạo thành axit sunfuric, có khả năng ăn mòn kim loại, giảm độ bền va đập của các thiết bị và dẫn đến hỏng hóc sớm.

Dấu hiệu nhận biết bạn đã tiếp xúc với khí H2S

Trong trường hợp sau khi tiếp xúc với khí H2S, nhận thấy cơ thể có một số triệu chứng bất thường sau (thường xuất hiện trong 24 giờ):

  • Ho, thở khò khè, khó thở, thở gấp.
  • Đau hoặc tức ngực.
  • Đau dạ dày, nôn mửa.
  • Đau đầu.
  • Tăng đỏ, đau hoặc chảy mủ từ vùng da bị bỏng.

Hãy đảm bảo là bạn đã che chắn để bảo vệ đường hô hấp an toàn trước khi bước vào môi trường có khí H2S. Trường hợp xuất hiện một trong những triệu chứng ở trên bạn nên liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Bài tập vận dụng liên quan H2S ra H2SO4

Câu 1. Cho phản ứng hoá học sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Câu nào dưới đây phát biểu đúng:

A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử

B. H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá

C. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá

D. H2S là chất oxi hoá, H2O là chất khử

Đáp án B

Câu 2. Cho phản ứng: H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl

Tổng hệ số cân bằng trong phản ứng oxi hóa khử là:

A. 17

B. 18

C. 19

D. 20

Đáp án B

Câu 3. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a). Sục H2S vào dung dịch nước Clo

(b). Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4

(c). Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2

(d). Thêm H2SO4 loãng vào NaClO

(e). Đốt H2S trong oxi không khí.

(f). Sục khí Cl2 vào Ca(OH)2 huyền phù

Nhưng thí nghiệm nào xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là

A. (a), (b), (e), (f)

B. (a), (c), (d), (e)

C. (a), (c), (d), (f)

D. (b), (d), (e), (f)

Đáp án A

(a). Sục H2S vào dung dịch nước Clo

(b). Sục khí SOvào dung dịch KMnO4

(e). Đốt H2S trong oxi không khí.

(f). Sục khí Cl2 vào Ca(OH)2 huyền phù

Câu 4. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. H2S, O2, nước brom

B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4

C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4

D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom

Đáp án B

A. H2S, O2, nước brom.

Sai vì H2S thể hiện tính khử

B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.

Đúng vì SO2 là chất khử ( có số OXH tăng từ +4 lên +6)

C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.

Sai.Vì NaOH không thể tính tính oxh hoặc khử khi tác dụng với SO2

D. Dung dịch BaCl2, H2S, nước brom.

Sai.Vì có BaCl2

Câu 5. Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong A là

A. 25%

B. 50%

C. 60%

D. 75%

Đáp án A

nhh A = 0,4 mol

nPbS = 0,1 mol

Phương trình phản ứng

H2S + Pb(NO3)→ PbS + 2HNO3

0,1← 0,1

%VH2S = 25%

……………………………….

H2S ra H2SO4 là phương trình hóa học các em học sinh sẽ thấy rất nhiều khi học Hóa. Tham khảo ngay các bài viết bên dưới để học tấp tốt hơn nhé.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Đăng Ký Nhận Ngay Tài Liệu Tổng Ôn Trị Mất Gốc