so2 + naoh | Phương trình hóa học SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O
SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O được toppy biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng đúng phương trình hóa học khi cho khí lưu đi oxit tác dụng với dung dịch NaOH. Đây là một phản ứng hóa học quan trọng các bạn tham khảo nhé.
Phương trình hóa học So2 + Naoh
Điều kiện phản ứng SO2 vào dung dịch NaOH
Không có
Cách thực hiện phản ứng SO2 vào dung dịch NaOH
Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH
Tính chất hóa học của NaOH
Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
Dung dịch NaOH làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ, đổi màu methyl da cam thành màu vàng.
Natri hidroxit tác dụng với oxit axit
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O
Natri hidroxit tác dụng với axit
Là một bazơ mạnh nên tính chất đặc trưng của NaOH là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.
Ví dụ:
NaOH + HCl → NaCl+ H2O
NaOH + HNO3→ NaNO3+ H2O
Natri hidroxit tác dụng với muối
Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2⏐↓
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaCl
Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
Cl2+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al, Zn, Be Sn Pb
Ví dụ: Al, Al2O3, Al(OH)3
2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Nội dung mở rộng của phương trình hóa học So2 + Naoh
Hóa chất NaOH là gì?
Những chất chất lý hóa của NaOH
Đặc điểm tính chất vật lý của NaOH
Trạng thái tồn tại | Chất rắn màu trắng dạng viên, vảy hoặc hạt ở dạng dung dịch bão hòa 50% có đặc điểm hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa |
Mùi vị | Không mùi |
Phân tử lượng | 40 g/mol |
Điểm nóng chảy | 318 °C |
Điểm sôi | 1390 °C |
Tỷ trọng | 2.13 (tỷ trọng của nước = 1) |
Độ hòa tan | Dễ tan trong nước lạnh |
Độ pH | 13.5 |
NaOH dạng vảy
Những tính chất hóa học của NaOH
- NaOH phản ứng với các axit và oxit axit để tạo thành muối và nước:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
- Tham gia phản ứng với cacbon dioxit:
2 NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
- Phản ứng với các axít hữu cơ tạo thành muối của nó và thủy phân este.
- Phản ứng với kim loại mạnh tạo thành bazơ mới và kim loại mới:
NaOH + K → KOH + Na
- Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới:
2 NaOH + CuCl2 → 2 NaCl + Cu(OH)2
Ứng dụng quan trọng của phương trình hóa học So2 + Naoh
Natri hidroxit là chất được sử dụng phổ biến hiện nay bởi những ứng dụng quan trọng trong sản xuất và đời sống như sau:
Ứng dụng của NaOH trong dược phẩm và hóa chất
Gốc Sodium của NaOH (Sodium phenolate) là thành phần quan trọng trong thuốc Aspirin được sử dụng phổ biến hiện nay với tác giảm đau, hạ sốt.
Bên cạnh đó, NaOH còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất tẩy trắng, khử trùng để tạo ra các chất tẩy rửa quen thuộc như: Javel, các chất xử lý nước bể bơi,…
Ứng dụng của NaOH trong dược phẩm và hóa chất
Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy
Người ta sử dụng NaOH để xử lý thô các loại gỗ, tre, nứa,… trong quy trình sản xuất giấy theo phương pháp Sulphate và Soda.
Sản xuất tơ nhân tạo
Trong sản xuất tơ sợi, người ta dùng NaOH để loại trừ và phân hủy Ligin, Celluluse – hai loại chất có hại và gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất.
Sản xuất chất tẩy giặt
Trong sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa, người ta sửa dụng NaOH để phân hủy các chất béo có trong dầu mỡ của động vật.
Được dùng trong chế biến thực phẩm
Trong chế biến thực phẩm, NaOH được ứng dụng vào việc loại bỏ các axit béo để tinh chế mỡ động vật, dầu thực vật trước khi dùng để sản xuất. Ngoài ta, hợp chất này còn được sử dụng để xử lý các thiết bị, chai lọ.
Trong công nghiệp xử lý nước
Xút có khả năng giúp làm tăng nồng độ pH của nước, đây là vai trò vô cùng quan trọng để giúp xử lý nước trong hồ bơi hiệu quả.
Ứng dụng của NaOH trong công nghiệp xử lý nước
NaOH có độc không? Khi sử dụng và bảo quản NaOH cần lưu ý gì?
NaOH có độc hay không?
NaOH là một hóa chất khá nguy hiểm, chúng sẽ ăn mòn và gây phỏng rộp da. Vì thế, nếu như bạn để tiếp xúc với một trong các đường sau sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nên đặc biệt cần lưu ý như sau:
- Đường mắt: Gây dị ứng có thể gây bỏng hay làm mù lòa.
- Đường thở: Gây dị ứng nghiêm trọng. Nếu như hít phải bụi có thể gây dị ứng nhẹ hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp, điều này còn phụ thuộc theo mức độ hít phải.
- Đường da: Gây dị ứng, bỏng hoặc tạo thành sẹo.
- Đường tiêu hóa: Nếu như nuốt phải chúng, có thể gây cháy miệng, họng, dạ dày. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: Chảy máu, nôn, tiêu chảy hay hạ huyết áp.
NaOH có độc hay không
Những lưu ý khi sử dụng NaOH
Để sử dụng NaOH an toàn và đem lại hiệu quả cao, cần hết sức lưu ý những điều sau đây:
- Không được lưu trữ NaOH cùng với nhôm và mangan.
- Không nên trộn cùng axit hoặc các chất hữu cơ.
- Sử dụng đúng phương tiện bảo vệ cá nhân khi sử dụng hóa chất này.
- Dùng các thiết bị bảo hộ phù hợp theo giới hạn tiếp xúc không khí.
- Cần tuân thủ các cảnh báo và hướng dẫn cho sản phẩm.
- Nên dùng các thiết bị và dụng cụ không phát lửa.
- Khi mở những thùng chứa kim loại, bạn không được dùng những dụng cụ đánh lửa.
Lưu ý khi bảo quản NaOH
Không chỉ sử dụng, việc bảo quản NaOH ra sao cũng là việc làm cần thiết, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Những thùng chứa khi hết vẫn có thể gây hại nếu như chúng chứa nhiều bụi cặn bẩn.
- Lưu trữ NaOH ở trong thùng kín.
- Để chúng tại những nơi khô ráo, thoáng mát, riêng biệt và thông gió tốt, tránh xa những địa điểm có thể gây cháy, nổ.
- Cần lưu ý để tránh nhiệt, tránh xa các loại hóa chất không tương thích: các chất oxy hóa, chất khử, kim loại, acid, kiềm, hơi ẩm.Khi hòa tan.
- Cần phải tuân thủ tuyệt đối thêm NaOH vào nước chứ không bao giờ được làm ngược lai.
Lưu ý khi bảo quản NaOH
Lưu ý khi vận chuyển NaOH
- Bao bì chứa NaOH cần phải nguyên vẹn, khô ráo.
- Không được đổ nước vào sản phẩm.
- Nếu kho chứa không đủ thoáng khí, cần phải sử dụng các trang phục bảo hộ có hệ thống hỗ trợ hô hấp.
Bài tập vận dụng liên quan đến phương trình hóa học So2 + Naoh
Câu 1. Khi điều chế Na, người ta điện phân nóng chảy NaCl với anot làm bằng:
A. thép
B. nhôm.
C. than chì.
D. magie.
Câu 2. Cho các phát biểu sau về ứng dụng của kim loại kiềm :
(1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp,
(2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.
(3) Kim loại kiềm dùng đề làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.
(4) Kim loai kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa
(5) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 3. Cho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là
A. 18,75 %.
B. 10,09%.
C. 13,13%.
D. 55,33%.
Câu 4. Đặt một mẩu nhỏ natri lên một tờ giấy thấm gấp thành dạng thuyền. Đặt chiếc thuyền giấy này lên một chậu nước có nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein.
Dự đoán hiện tượng có thể quan sát được ở thí nghiệm như sau :
(a) Chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước.
(b) Thuyền bốc cháy.
(c) Nước chuyển màu hồng.
(d) Mẩu natri nóng chảy.
Trong các dự đoán trên, số dự đoán đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3?
A. Cả 2 muối đều dễ bị nhiệt phân.
B. Cả 2 muối đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
C. Cả 2 muối đều bị thủy phân tạo mỗi trường kiềm yếu.
D. Cả 2 muối đều có thể tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa.
Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng về SO2?
A. khí này làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím.
B. Phản ứng được với H2S tạo ra S.
C. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị có cực
D. Được tạo ra khi sục khí O2 vào dung dịch H2S.
Câu 7. Hãy chỉ ra câu trả lời sai về SO2
A. SO2 làm đỏ quỳ tím
B. SO2 làm mất màu dung dịch Br2
C. SO2 là chất khí, màu vàng
D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.
B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
D. Trong công nghiệp, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
Xem thêm >>>
- Ch3coona ra ch4 | Phản ứng CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3
- Lực ma sát xuất hiện khi nào? Giải đáp vật lý 8 chủ đề lực ma sát.
- Dẫn xuất halogen của hidrocacbon – Học tốt hóa 11 cùng Toppy
- Thông tin tuyển sinh trường Cao đẳng Than khoáng sản Việt Nam
- Đại học Nha Trang thông báo tuyển sinh, điểm chuẩn 2022