Nuôi dạy con

Phương pháp rèn kỷ luật cho trẻ bố mẹ cần biết – TOPPY

5/5 - (6 bình chọn)

Rèn kỷ luật cho trẻ là vấn đề nhiều các bậc phụ huynh trăn trở. Buông lỏng kỳ luật với trẻ sẽ để lại nhiều hậu quả không tốt. Nhưng khi rèn kỷ luật cho trẻ nhiều phụ huynh lo ngại mối quan hệ giữa bố mẹ với con cái bị xa cách. Vậy làm sao để rèn kỷ luật cho trẻ tốt nhất? Hiểu được nỗi lo của các bậc làm cha mẹ, chuyên gia Toppy bật mí phương pháp rèn kỷ luật cho trẻ. Tìm hiểu ngay trong bài viết sau:

Tại sao phải rèn kỷ luật cho con?

Tại sao phải rèn kỷ luật cho con?
Tại sao phải rèn kỷ luật cho con?

Trong xã hội, ở tất cả mọi nơi đều có những nguyên tắc và kỷ luật mà con người phải tuân theo. Thực hiện đúng nguyên tắc, kỷ luật là trách nhiệm của mỗi người không riêng gì ai. Để con trở thành một người văn minh thì việc rèn kỷ luật cho trẻ cần được chú trọng.

Rèn kỷ luật là cách để con phát triển tốt hơn. Nếu con sống không có kỷ luật sẽ rất dễ bị sa ngã, ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực. Nhiều phụ huynh vì thương con mà nuông chiều con quá mức, quên việc rèn kỷ luật. Hậu quả của điều đó là con trở nên ngang bướng, không biết nghe lời. Về lâu dài sẽ hình thành tính cách, thói quen, cách cư xử không tốt ở con. Rèn kỷ luật chính là vì tương lai của trẻ. Tùy từng độ tuổi, tính cách mà bố mẹ cần có các phương phép rèn kỷ luật phù hợp.

Xem thêm: Phương pháp Steiner – Kích thích trí tuệ trẻ phát triển những năm đầu đời

Phương pháp rèn kỷ luật theo độ tuổi

Trẻ từ 1 đến 5 tuổi

Rèn kỷ luật cho trẻ từ 1 đến 5 tuỏi
Rèn kỷ luật cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi

Đối với trẻ trong độ tuổi này, con còn khá nhỏ. Chúng ta không nên quá khắt khe với trẻ. Tuy nhiên, giữa con cái với bố mẹ cần đặt ra những kỷ luật riêng:

  • Khi con làm một việc không đúng. Bố mẹ cần đưa ra lời cảnh báo cho con. Thông qua lười cảnh báo của bố mẹ, con sẽ ý thức được hành vi của mình. Bố mẹ nên đưa ra lời cảnh bảo bằng cách nêu hành động và hậu quả: “Nếu…thì…” Ví dụ: Nếu con đánh bạn thì bạn sẽ bị đau. Đánh là không tốt. Nếu con tiếp tục thì con sẽ bị phạt.”
  • Hình phạt “chiếc ghế suy ngẫm”: khi con làm sai bố mẹ đừng vội trách mắng bé. Thay vào đó bố mẹ hãy cho ngồi ghế ở một góc bảo con suy nghĩ về những việc con đã làm. Đây là thời gian để bé bình tĩnh và xem xét lại hành vi. Thời gian có thể là 5 – 10 phút. Sau đó, bố mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu.
  • Để con được lựa chọn. Con người ai cũng đều thích kiểm soát, ghét bị kiểm soát. Trẻ nhỏ cũng vậy, chúng cũng rất muốn chứng mình cái tôi bản thân rằng mình đã lớn. Khi con không vâng lời, bố mẹ có thể đặt ra các câu hỏi lựa chọn cho con. Ví dụ: Khi trẻ không chịu mặc áo khoác, bố mẹ có thể đặt câu hỏi: “Con có thể lựa chọn giữa mặc áo khoác xanh hoặc đỏ?”

Trẻ từ 6 đến 15 tuổi

Rèn kỷ luật cho trẻ từ 6 đến 15 tuổi
Rèn kỷ luật cho trẻ từ 6 đến 15 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ thể hiện rõ hơn về suy nghĩ, bộc lộ tính cách, ngang bướng hơn so với lúc từ 1 đến 5 tuổi. Để rèn kỷ luật cho con ở độ tuổi này bố mẹ cần khéo léo hơn và tăng mức độ kỷ luật hơn.

  • Quy định các thưởng/ phạt: Bố mẹ có thể cùng con lập 1 bảng quy định các hình phạt, phần thưởng khi con mắc lỗ hay làm việc tốt. Điều này sẽ giúp con sống có kỷ luật hơn. Hiểu được kỷ luật là gì.
  • Nói chuyện với con nhiều hơn. Thông qua nói chuyện bố mẹ  hiểu được suy nghĩ của con. Từ đó, bố mẹ phân tích hành vi, chỉ ra đúng, sai, nên và không nên. Như vậy, bố mẹ và con cái sẽ thân thiết hơn. Bố mẹ vừa có thể rèn kỷ luật cho trẻ mà không ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
  • Phương pháp để con lựa chọn vẫn sẽ phát huy hiệu quả trong độ tuổi này.

Trẻ ở độ tuổi thiếu niên 

Khi con bước vào giai đoạn thanh thiếu niên sẽ có rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý. Để rèn kỷ luật cho trẻ trong giai đoạn này quả thực không dễ dàng. Bố mẹ cần tinh tế, khéo léo. Hành động như mắng mỏ, trách móc, hay tước đặc quyền, quyền lợi,… sẽ chỉ khiến quan hệ giữa bố mẹ và con cái xấu hơn.

Ở độ tuổi này, trẻ rất  khẳng định cái tôi của bản thân. Nguyên tắc đầu tiên bố mẹ cần chú ý đó là tôn trọng cái tôi của con. Hãy thể hiện cho trẻ biết bố mẹ hiểu và tôn trọng ý kiến của con. Khi có vấn đề xảy ra, việc trước nhất hãy nghe con giải thích, nói lên suy nghĩ bản thân. Bố mẹ hãy tìm hiểu tại sao con lại suy nghĩ, cư xử như vậy. Đặt mình vào vị trí của con đưa ra những lời khuyên. “Lạt mềm buộc chặt” là cách để bố mẹ có thể giáo dục con đúng hướng mà vẫn giữ được tình cảm gia đình.

Lưu ý 

  • Không nên trách móc, mắng mỏ, to tiếng, sử dụng vũ lực để giáo dục. Biện pháp này chỉ mang lại những hệ quả tiêu cực, làm tình hình xấu đi.
  • Không làm con mất thể diễn trước mặt người khác. Tuyệt đối không mắng con trước mặt bạn bè, mọi người.
  • Giáo dục con bằng tình yêu thương. Tôn trọng là yếu tố luôn cần được phát huy.

Trên là phương pháp rèn kỷ luật cho trẻ mà chuyên gia Toppy muốn gửi gắm đến các bậc phụ huynh. Hu vọng những chia sẻ này có thể giúp ích cho các phụ huynh trong nuôi dạy con cái.

Xem thêm: Những điều cần biết về phương pháp giáo dục STEM – TOPPY

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Đăng Ký Nhận Ngay Tài Liệu Tổng Ôn Trị Mất Gốc