Nuôi dạy con

Phương pháp Steiner – Kích thích trí tuệ trẻ phát triển những năm đầu đời

5/5 - (7 bình chọn)

Phương pháp Steiner kích thích sự phát triển của trẻ những năm đầu đời. Các bậc phụ huynh hiện đại ngày nay không ngừng tìm kiếm các phương pháp giáo dục con khoa học. Steiner là một trong các phương pháp được nhiều ông bố bà mẹ ưa chuộng sử dụng. Phương pháp  Steiner là gì? Nó có thật sự tốt, ưu việt? Tất tần tật mọi thông tin về phương pháp này sẽ được chuyên gia Toppy giải đáp trong bài viết sau:

Phương pháp Steiner là gì?

Phương pháp Steiner là gì?
Phương pháp Steiner là gì?

Một tên gọi khách của phương pháp Steiner là Waldorf. Đây là phương pháp do một nhà triết học, tư tưởng xã hội, kiến trúc sư người áo: Rudolf Steiner Joseph Lorenz phát triển. Phương pháp này được phát triển áp dụng cho trẻ trong những năm đầu đời. Phương pháp Steiner được phát triển trên cơ sở lý thuyết: những năm đầu đời trẻ được tiếp thu kiến thức, học tập tốt nhất trong môi trường thông qua các hoạt động vô thức. Mục tiêu chính của phương pháp giáo dục này là tạo ra cho trẻ những cảm xúc tốt đẹp về thế giới xung quanh.

Khi nào nên áp dụng phương pháp Steiner?

Phương pháp giáo dục trẻ Steiner được khuyến khích áp dụng cho trẻ từ những năm đầu đời trước khi con 7 tuổi. Theo nghiên cứu khoa học, thời gian này trẻ sẽ học tập, tiếp thu mọi kiến thức xung quanh nhanh nhất. Trẻ sẽ tiếp thu một cách thụ động và tự nhiên. Não bộ của trẻ lúc này như một miếng bọt biển. Trách nhiệm của người lớn là cung cấp nguồn kiến thức dồi dào cho miếng bọt biển này. Bố mẹ nên tận dụng khoảng thời gian vàng này để phát triển tối đa trí não của con.

Đặc điểm của phương pháp Steiner

Hoạt động vui chơi là chủ đạo

Hoạt động vui chơi là chủ đạo
Hoạt động vui chơi là chủ đạo.

Với phương pháp giáo dục Steiner, trong 7 năm đầu đời, hoạt động chính của trẻ là thích nghi, phát triển cơ thể, tìm hiểm về thế giới xung quanh. Giai đoạn này rất lý tưởng để trẻ khai phá khả năng tiềm ẩn của bản thân. Vì vậy, ở giai đoạn này, bố mẹ không nên bắt ép trẻ học hành gò bó. Thay vào đó là tạo môi trường, không gian lý tưởng để con phát huy trí tưởng tượng, khám phá, tự học hỏi. Phương pháp này cũng chỉ ra việc bố mẹ không nên cho con trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như điện thoại, ipad, tivi,… Một số tác hại của ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử:

  • Ảnh hưởng đến nhịp độ sinh học.
  • Suy giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Cản trở trí não phát triển.

Xem thêm: Phương pháp Reggio Emilia – Phát triển tài năng vô hạn của trẻ

Hoạt động lặp, đi lặp lại

Hoạt động cần được lặp đi, lặp lại cũng được nhấn mạnh trong phương pháp giáo dục Steiner. Tại sao cần lặp đi lặp lại các hoạt động? Trong thời gian đầu đời, trẻ tiếp thu mọi thứ rất nhanh. Nhưng để kiến thức, kỹ năng in sâu trong tiềm thức cần được nhắc đi, nhắc lại. Trẻ sẽ có thê ghi nhớ, hiểu rõ và dự đoán các hoạt động. Việc nhắc đi nhắc lại cũng cần khéo léo, khoa học. Bố mẹ có thể nhắc lại bằng cách xây dựng kế hoạch vui chơi theo vòng tuần hoàn, xen kẽ nhau hay thay đổi thứ tự để con không thấy nhàm chán.

Giáo viên là tấm gương để trẻ noi theo

Hiện nay, có rất nhiều trường mầm non dạy theo phương pháp Steiner. Những giáo viên trong trường chính là tấm gương trẻ học theo. Nếu như bố mẹ không hoặc chưa cho con đi học tại các lớp này thì giáo viên cũng chính là bố mẹ. Trẻ sẽ thông qua quan sát hành động như: nấu ăn, gấp quần áo, dọn dẹp,… để làm theo. Vì vậy, mà giáo viên, các phụ huynh cần chú ý trong hành động, cách cư xử của mình.

Đồ chơi đặc biệt

Phương pháp Steiner nhấn mạnh đến đồ chơi từ chất liệu tự nhiên
Phương pháp Steiner nhấn mạnh đến đồ chơi từ chất liệu tự nhiên.

Trong phương pháp giáo dục Steiner, đồ chơi chính là giáo cụ. Khác với các phương pháp giáo dục trẻ từ sớm khác, giáo cụ của Steiner là đồ chơi tự nhiên, được cụ thể. Mục tiêu của chúng là để trẻ phát huy trí tưởng tượng. Ví dụ như: một khúc gỗ chính là đồ chơi của trẻ. Từ khúc gỗ đó, trẻ có thể tưởng tượng nó là bất cứ thứ gì. Phương pháp giáo dục này cũng đặc biệt nhấn mạnh đến chất liệu tạo nên đồ chơi. Tất cả phải là vật liệu tự nhiên, những đồ bằng nhựa hay nylon đều không được sử dụng. Bởi chúng là khoáng vật, có hình thù, nhưng không có sức sống. Trẻ cần cảm nhận được hơi ấm, sức sống tự nhiên để phát triển.

Bảo vệ giai đoạn mơ màng

Giai đoạn mơ màng chính là 7 năm đầu đời của trẻ đặc biệt là trước khi trẻ 3 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ chưa có suy nghĩa riêng, chưa có cái tôi. Trẻ coi mình với thế giới là một. Mọi thứ đều rất êm dịu và nhẹ nhàng từ âm thanh, màu sắc, cách di chuyển, nói chuyện,… Các trò chơi, âm thanh, hình ảnh,… tất cả sẽ do trẻ tạo nên. Việc bố mẹ cần làm là duy trì giai đoạn này cho đến khi nó mất đi một cách tự nhiên. Vì vậy, các thiết bị điện tử đều được cách biệt hoàn toàn với trẻ.

Trên là những thông tin về phương pháp Steiner mà chuyên gia Toppy muốn gửi gắm đến các bậc phụ huynh. Mong rằng những kiến thức này có thể giúp ích cho quý phụ huynh trong nuôi dạy con cái. Nuôi dạy con là một chặng đường dài đòi hỏi sự kiên trì tự bố mẹ. Toppy là người bạn đồng hàng trên suốt chặng đường, luôn sẵn sàng chia sẻ với quý vị phụ huynh.

Xem thêm: Phương pháp Glenn Doman – Giáo dục trẻ thông minh từ sơ sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Đăng Ký Nhận Ngay Tài Liệu Tổng Ôn Trị Mất Gốc