Xu hướng mới trong đánh giá giáo dục – Nhận định đúng năng lực học sinh
Xu hướng mới trong đánh giá giáo dục hiện nay đang mang lại những hiệu quả tích cực. Kết quả học tập của học sinh được nhìn nhận một cách khách quan hơn. Thông qua những tiêu chí về học tập, kỹ năng xã hội của học sinh. Đồng thời, những yếu tố đó được so sánh, đánh giá trên nhiều yếu tố tác động. Như: hoàn cảnh, dịch vụ giáo dục, giáo viên, nhà trường,… Bởi vậy, hiện nay, xu hướng đánh giá được nhận định đã phù hợp và dựa trên năng lực của học sinh.
Học sinh phổ thông – Những cách đánh giá năng lực chưa thực sự hợp lý
Tại Việt Nam, hình thức đánh giá kết quả học tập cho học sinh phổ thông truyền thống là sự đánh giá dựa trên những kiến thức nhà trường và thầy cô cung cấp. Điều này chưa tập trung được vào yếu tố học sinh là trung tâm của giáo dục. Bởi phương pháp đánh giá này không chú trọng đến những kiến thức và kỹ năng học sinh có được. Quá phụ thuộc vào những khuôn mẫu như sách giáo khoa. Bởi vậy, kết quả thu được cũng chưa thực sự khách quan. Và chưa đánh giá đúng năng lực tiếp thu của học sinh.
Để khắc phục được những nhược điểm của phương thức đánh giá cũ. Thực tế đặt ra yêu cầu về xu hướng mới trong đánh giá giáo dục. Việc đánh giá năng lực học sinh theo phương pháp truyền thống. Kéo theo nhiều cách học sai lầm như học tủ, học vẹt, … Các hình thức học đối phó mà không có được hiệu quả cụ thể. Tư duy và sự tiến bộ của học sinh cũng trở nên thụ động và phụ thuộc vào bài giảng. Không phát huy được hết năng lực hay khả năng sáng tạo của học sinh.
Xu hướng mới trong đánh giá giáo dục – Phù hợp với năng lực của học sinh
Xu hướng mới trong đánh giá giáo dục hiện nay là sự đánh giá dựa trên năng lực học sinh. Khái niệm về năng lực trong tiêu chí đánh giá được định nghĩa là khả năng thực tế trong cuộc sống. Năng lực ở đây không đánh giá theo thang điểm hay mức độ đạt được. Sự đánh giá sẽ được dựa trên kết quả thực tế của học sinh khi giải quyết một vấn đề nào đó trong thực tiễn. Nguyên tắc ở đây được đảm bảo là “học đi đôi với hành”
Để bộc lộ được những năng lực thực sự của mình. Học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng,…. để giải quyết vấn đề. Dễ dàng thích ứng với từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể khác nhau trong đời sống. Việc đánh giá học sinh dựa trên yếu tố năng lực không chú trọng nhiều đến việc so sánh và đánh giá kết quả học tập của các học sinh. Đánh giá sẽ được dựa trên chính bản thân học sinh đó với những tiến bộ và thay đổi trong một khoảng thời gian.
Sự đánh giá như vậy sẽ kích thích tinh thần học hành. Xác định rõ động cơ học tập là cho chính bản thân mình. Tránh được những ganh đua không cần thiết trong quá trình học tập, rèn luyện.
Các kỹ năng cần hình thành trong xu hướng mới trong đánh giá giáo dục
Chương trình giáo dục và đào tạo năm 2010 của hội đồng Liên minh châu Âu. Phát triển và chỉ ra các năng lực cơ bản cho học sinh bao gồm các kỹ năng sau:
- Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ
- Giao tiếp bằng tiếng nước ngoài
- Năng lực toán học
- năng lực cơ bản về khoa học
- Năng lực kỹ thuật số
- Cách học
- Năng lực liên cá nhân, liên văn hóa và xã hội
- Năng lực công dân
- Năng lực làm chủ doanh nghiệp
- Năng lực biểu hiện văn hóa.
Phương thức đánh giá – xu hướng mới trong đánh giá giáo dục
Phương thức đánh giá được tiến hành trên cơ sở đánh giá cả quá trình. Đây là quy trình đánh giá xuyên suốt và liên tục trong toàn bộ quá trình dạy và học tại trường. Dựa vào những kết quả thường xuyên, giáo viên sẽ đưa ra những đánh giá tổng kết. Việc tiến hành đánh giá thường xuyên và liên tục giúp học sinh có thể tự mình nhìn nhận lại những ưu khuyết điểm trong quá tình cố gắng. Để tìm ra phương pháp học tập, rèn luyện phù hợp.
Đồng thời, đánh giá cả quá trình sẽ tạo lợi thế cho giáo viên trong quá trình hướng dẫn, định hướng và giáo dục cho học sinh. Có thể đưa ra những hướng giải quyết mới. Hiểu được sâu sắc và rõ ràng hơn tính cách, hoàn cảnh tâm lý,… của học sinh.
Đối chiếu hai xu hướng đánh giá giáo dục: đánh giá năng lực – đánh giá kiến thức, kỹ năng
Đối với đánh giá năng lực, sự đánh giá được diễn ra trong khi học. Dựa trên những hoàn cảnh, bối cảnh thực. Nội dung đánh giá là những kỹ năng, thái độ và những trải nghiệm của học sinh đối với các vấn đề xã hội.
Đánh giá kiến thức, kỹ năng được diễn ra trước hoặc sau khi học. Dựa trên những câu hỏi, tình huống, yêu cầu. Nội dung đánh giá là những kỹ năng, những điều đã và đang được dạy trong nhà trường.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về chủ đề xu hướng mới trong đánh giá giáo dục. Toppy mong rằng với những chia sẻ của mình, học sinh, giáo viên và phụ huynh có thể có thêm những góc nhìn mới về chủ đề này. Đồng thời có những đánh giá, nhận định của riêng mình trong công cuộc cải cách, đổi mới giáo dục hiện nay.
Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm những bài đọc về các chủ đề thú vị khác tại trang website chính thức của Toppy. Chúc ba mẹ và các con thành công trong việc rèn luyện các kỹ năng mới. Toppy rất vui khi có thể cùng đồng hành trong mọi chặng đường phát triển của con. Để Toppy cùng đồng hành với trẻ trong quá trình học tại Các khóa học online cùng Toppy.