Trầm cảm ở giới trẻ – Hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh
Trầm cảm ở giới trẻ là một hiện tượng ức chế thuộc lĩnh vực tâm thần học. Điểm đặc trưng của trầm cảm là sự rối loạn khí sắc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Và căn bệnh này gây ra rất nhiều hệ quả nghiêm trọng. Không chỉ mang tới những tiêu cực, khó khăn về tinh thần, các mối quan hệ xã hội của người bệnh. Thậm chí trầm cảm còn mang đến những nguy cơ dẫn tới tử vong nhiều ở người trẻ. Tại bài viết này, hãy cùng Toppy đi tìm hiểu về căn bệnh trầm cảm để thông cảm và quan tâm tới người bệnh hơn.
Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở giới trẻ
Trầm cảm hình thành và phát triển do nguyên nhân đến từ sự hoạt động của não bộ bị tác động gây rối loạn. Sự tác động ấy là do một yếu tố tâm lý nào đó tạo thành. Hình thành nên những biến đổi bất thường. Trong những suy nghĩ, hành động hay tác phong của người mắc bệnh trầm cảm. Một số nguyên nhân sâu xa hình thành nên tâm lý bất ổn ở giới trẻ. Và dẫn đến trầm cảm có thể kể tới như:
-
Áp lực từ học hành hoặc công việc.
Tùy vào mỗi độ tuổi khác nhau, giới trẻ sẽ phải chịu áp lực đến từ những hoàn cảnh khác nhau. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, người trẻ nhận áp lực hầu hết là đến từ vấn đề học tập. Hoặc các vấn đề cụ thể như bạn bè, thầy cô, bài tập, áp lực điểm số,… Sau đó, khi tham gia vào đội ngũ người lao động, người trẻ lại nhận áp lực từ việc làm. Với các đối tượng như cấp trên, đồng nghiệp, KPI, lương, thưởng,… và các vấn đề liên quan khác. Những trở ngại này trong đời sống là nguyên nhân rất lớn gây nên những tác động về tâm lý người trẻ. Áp lực lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh trầm cảm.
-
Ảnh hưởng từ yếu tố gia đình.
Gia đình là môi trường xã hội hóa tiếp xúc gần, trực tiếp, cũng là môi trường xã hội hóa đầu tiên trẻ được tham gia vào. Bởi vậy, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Các hoàn cảnh gia đình đặc biệt như cha mẹ bất hòa hoặc ly hôn. Thậm chí, do người trẻ nhận thấy những điều nặng nề đang tồn tại trong mối quan hệ gia đình. Gia đình thiếu hạnh phúc cũng là một nguyên nhân có thể gây ra chứng trầm cảm cho con.
-
Cuộc sống hiện đại gây sức ép cho người trẻ tuổi
Cuộc sống hiện nay với sự phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, người trẻ gập những trở ngại nghiêm trọng trong việc sống và khẳng định bản thân mình. Có thể thấy, thông tin tác động đến nhiều mặt của đời sống người trẻ. Việc thường xuyên thấy những người thành công, những người đúng theo tiêu chuẩn khiến cho giới trẻ rơi vào cảm giác tự ti. Thậm chí cảm thấy cô đơn, lạc lõng giữa thế giới.
Đặc biệt là đối với những người tiếp xúc và phụ thuộc nhiều vào mạng xã hội. Tình trạng stress ngày càng xảy ra nhiều trong giới trẻ. Khiến tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng trong xã hội.
Triệu chứng của hiện tượng trầm cảm ở giới trẻ
Một số triệu chứng người trầm cảm thường gặp phải như:
- Nét mặt buồn rầu, thường hay ủ rũ, dễ cảm thấy mệt mỏi. Và có thái độ chán nản, không muốn làm việc.
- Thậm chí, người trầm cảm còn có thẻ mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú. Ngay cả niền vui với những đam mê thích thú cũ.
- Người trầm cảm giảm tập trung chú ý. Thường mất hoặc giảm tự tin và thường hay tự đánh giá thấp mình.
- Quá trình suy nghĩ của người trầm cảm thường chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn và luôn tự cho mình là người có tội.
- Luôn giữ thái độ bi quan về tương lai.
- Một số trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân có thể có ý tưởng hoặc hành vi tự sát…
- Trong trầm cảm thường xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi của cơ thể. Như mất ngủ, hồi hộp, thường xuyên đánh trống ngực. Mạch đập nhanh, xảy ra hiện tượng đau mỏi cơ xương khớp, sụt cân và suy giảm các hoạt động tình dục.
- Bệnh nhân trầm cảm thường đối diện với các vấn đề xã hội đi kèm với cảm giác lo âu. Ngoài ra còn tồn tại những biểu hiện của những cảm giác căng thẳng, bất an hay lo lắng, sợ hãi…
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ hiểu biết về trầm cảm ở giới trẻ. Không chỉ quan trọng các vấn đề về sức khỏe thể chất. Phụ huynh và gia đình nên quan tâm hơn đến sức khỏe tâm lý của trẻ. Để đảm bảo sự phát triển mạnh khỏe, toàn diện của con. Không nên xem nhẹ các biểu hiện tâm lý bất thường của con trong quá trình con học tập và phát triển.
Nuôi dạy con theo phương pháp khoa học cùng TOPPY
Sứ mệnh
Toppy là một nền tảng edtech (công nghệ giáo dục) đem đến một trải nghiệm học tập trực tuyến dễ dàng và hiệu quả hơn cho học sinh, xóa tan nỗi lo bài vở, hổng kiến thức và giúp nâng cao điểm số.
Ứng dụng sức mạnh công nghệ, Toppy đem tới một giải pháp công bằng trong học tập tới học sinh các tỉnh thành khó tiếp cận với giáo viên giỏi và thiếu các cơ sở giảng dạy nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân của mỗi học sinh, và dân chủ hóa giáo dục, giúp mọi học sinh, bất kể ở khu vực địa lý và điều kiện kinh tế nào, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, được tiếp cận sản phẩm và dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Từ đó, chúng tôi có thể góp phần giảm thiểu sự bất bình đẳng trên thế giới và cung cấp cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người.
Tầm nhìn
Toppy trở thành hệ thống học tập thích ứng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn dành cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 12 chất lượng và uy tín nhất, tiên phong đổi mới giáo dục tại Việt Nam và dẫn đầu Đông Nam Á trong cuộc cách mạng 4.0.
Với hàng trăm, hàng nghìn chủ đề hấp dẫn, Toppy sẽ đêm đến cho phụ huynh những điều mới nhất. Để giúp phụ huynh dạy con hiệu quả và khoa học. Hãy theo dõi Toppy để cập nhật những bài viết mới ngay nhé!