Học viện tư pháp thông tin tuyển sinh mới nhất 2022?
Học viện Tư pháp là trường đào tạo, nghiên cứu khoa học cấp đại học và các chuyên ngành đào tạo viên chức hoạt động trong lĩnh vực tư pháp tại Việt Nam. Chúng ta cùng đến với bài viết sau đây để tìm hiểu về Học Viện Tư Pháp cũng như điểm chuẩn và cơ chế tuyển sinh của trường nhé.
Giới thiệu về Học viện Tư Pháp
Học viện Tư Pháp (Judicial Academy) là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ đào tạo: Đại học – Sau Đại học – Tại chức
Địa chỉ: Phố Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội.
Quy mô của Học viện Tư pháp hiện nay
Lịch sử hình thành của trường:
Ngày 25 tháng 2 năm 2004, Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Trường là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Tư pháp, tư pháp. Là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học. Trường có tư cách pháp nhân, có trụ sở Học viện Tư pháp Tp HCM và Hà Nội.
Chức năng và nhiệm vụ:
- Chức năng:
- Đào tạo nghiệp vụ xét xử, kiểm sát, thi hành án dân sự. Đào tạo nghề luật sư, công chứng, đấu giá và các chức danh tư pháp. Bổ trợ tư pháp khác thuộc quản lý của Bộ Tư pháp cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật và cử nhân chuyên ngành phù hợp chức danh đào tạo sau đại học.
- Tư vấn luật.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho chức danh tư pháp. Bổ trợ tư pháp cho công chức, viên chức thuộc quản lý của Bộ Tư pháp và các đối tượng khác theo nhu cầu xã hội.
- Nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, bổ trợ các chức danh tư pháp.
- Nhiệm vụ:
- Lên kế hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chiến lược phát triển dài hạn 5 năm.
- Hàng năm, Học viện tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành Tư pháp.
- Tham gia xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp.
- Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, tham gia xây dựng đối với quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
- Lên kế hoạch và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện quy kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của Học viện Tư pháp.
Cơ cấu của Học viện Tư pháp:
- Hội đồng học viện.
- Giám đốc và phó giám đốc.
- Các đơn vị chức năng thuộc Học viện Tư pháp, bao gồm:
- Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.
- Khoa Đào tạo Luật sư.
- Khoa Đào tạo Các chức danh thi hành án dân sự.
- Khoa Đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác.
- Phòng Tổ chức cán bộ.
- Phòng Hành chính, tổng hợp và Đối ngoại.
- Phòng Đào tạo và Công tác học viên.
- Phòng Tài chính – Kế toán.
- Phòng Quản trị.
- Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật.
- Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ.
- Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Trung tâm Thông tin – Thư viện.
- Trung tâm Tư vấn pháp luật.
- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội, bao gồm:
- Đảng bộ Học viện.
- Công đoàn Học viện.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện.
- Chi hội Cựu chiến binh Học viện.
- Chi hội Luật gia Học viện.
Nhân sự và đội ngũ giảng viên:
Trường có 47 giảng viên. Trong đó có 2 Giảng viên cao cấp, 11 Giảng viên chính, 34 Giảng viên. Số giảng viên có chức danh tư pháp như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên là 8 người.
Về trình độ đào tạo, Học viện Tư pháp có 2 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 8 Tiến sĩ, 29 Thạc sĩ, 8 cử nhân.
Ngoài ra, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trường đã xây dựng được đội ngũ khoảng hơn 600 giảng viên thỉnh giảng.
Giảng viên tham gia giảng dạy đều rất nhiệt tình, có chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn và có phương pháp giảng dạy khoa học. Nhiều người có học hàm, học vị, là những chuyên gia đầu ngành trong hoạt động nghề.
Học viện Tư pháp tuyển sinh – thông tin mới nhất
Đối tượng tuyển sinh:
- Ngành thừa phát lại: trình độ cử nhân luật trở lên.
- Nghiệp vụ luật sư: trình độ cử nhân luật.
- Nghiệp vụ thi hành án: trình độ cử nhân luật trở lên (bao gồm người đang làm việc tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát).
Phạm vi tuyển sinh:
Trường tuyển sinh trong cả nước. Chỉ tiêu tuyển sinh:
- Nghiệp vụ thi hành án: 150
- Nghiệp vụ luật sư: 950
- Nghiệp vụ công chứng: 130
- Nghiệp vụ đấu giá: 100
Học phí và chính sách hỗ trợ của Học viện Tư pháp:
- Học viên đóng học phí mức: 15.330.000 đồng/sinh viên/khóa học. Năm 2019 có thể thay đổi, nhưng không quá 10%.
- Học viên có thể đóng toàn bộ học phí hoặc chia ra làm 2 đợt. Đợt 1: 8.650.000 đồng ngay khi nhập học, tương đương 22 tín chỉ. Đợt 2: 6.680.000 đồng, tương ứng 17 tín chỉ.
- Giảm học phí cho học viên đối tượng chính sách:
- Miễn 100% học phí đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Giảm 50% học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau: con liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
- Giảm 30% học phí đối với 1 trong các đối tượng sau: cựu chiến binh, Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con thương binh, bệnh binh.
- Học viên thuộc nhiều đối tượng quy định miễn, giảm học phí chỉ được hưởng một ưu đãi cao nhất.
- Học viên chỉ được hưởng chế độ ưu đãi giảm học phí khi nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp cho toàn khóa học. Trường hợp nộp hồ sơ sớm nhưng không nộp 100% sẽ không được quyền giảm ưu đãi học phí.
Trên đây là những thông tin về Học viện Tư pháp và cơ cấu tuyển sinh trong những năm qua. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết này.
Tham khảo thêm: Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội – Điểm chuẩn, học phí 2022