Xăng – ti -mét – Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 1 chi tiết
Nối tiếp với chuỗi bài giảng toán lớp 1, tiếp theo đây chúng ta sẽ đến với một phần kiến thức hết sức quan trọng. Đó chính là bài: Xăng-ti-mét. Giờ thì chúng ta sẽ vào học ngay thôi nhé!
Mục tiêu cần đạt được sau khi học xong bài :
- Các bé biết được xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài và được kí hiệu là cm.
- Bé biết được cách dùng thước có vạch đo chia xăng-ti-mét để đo độ dài của đoạn thẳng.
- Thực hiện việc cộng, trừ những số đơn giản có liên quan đến đơn vị đo xăng-ti-mét.
Kiến thức cơ bản :
I. Đọc số đo đơn vị xăng–ti–mét
Trên thước có vạch chia đều thành từng xăng–ti–mét và dưới mỗi vạch có các số tương ứng.
Xăng–ti–mét là một đơn vị đo độ dài.
Vạch chia đầu tiên của thước là vạch số 0
Xăng–ti–mét được viết tắt là cm.
II. Xác định cách đặt thước đúng
Để đặt thước đúng ta cần đặt đoạn thẳng sát mép thước. Đầu của đoạn thẳng đặt trùng với vạch số 0
III. Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo
Để đo độ dài một đoạn thẳng AB, ta làm như sau:
Bước 1: Đặt thước để cả điểm A và điểm B cùng nằm ở mép thước. Và điểm A trùng với vạch số 0.
Bước 2: Tìm xem điểm B trùng với vạch số nào trên thước kẻ thì số đó chính là độ dài đoạn thẳng AB.
Sau đây chúng ta sẽ cùng đến với bài giảng của cô Đào Thị Quyên để tổng hợp ,hiểu rõ hơn về bài học nhé !
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa : Xăng -ti -mét – toán lớp 1
Sau khi chúng ta đã xem bài giảng của cô giáo thì bây giờ chúng ta hãy cùng nhau bắt tay vào giải các bài tập trong sách giáo khoa toán lớp 1. Toppy hy vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Bài 1 : Hộp màu dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
Hướng dẫn:
Quan sát hình, đọc số đo trên thước:
- Hộp màu dài 14 cm.
Bài 2: (Hình Bài 2 trang 118, SGK Toán 1)
a, Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo, rồi đọc số đo độ dài của mỗi băng giấy sau:
b, Trong các băng giấy trên, băng giấy nào dài nhất?
Hướng dẫn:
a, Em dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài của mỗi băng giấy:
Chú ý: Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm đầu của băng giấy
- Băng giấy màu xanh da trời dài 11 cm
- Băng giấy màu tím dài 12 cm
- Băng giấy màu xanh lá cây dài 15 cm
b, Từ số đo đã đo được ở phần a, em so sánh độ dài của các băng giấy:
- Băng giấy màu xanh lá cây dài nhất
Bài 3. Xem và chọn câu đúng :
a, Nhãn vở dài 9cm.
b, Nhãn vở dài 8cm.
Hướng dẫn:
Quan sát hình, nhãn vở được đo từ vạch số 1 của thước nên độ dài của nhãn vở là 8cm.
Câu b đúng
Bài 4:Trò chơi ” Ước lượng độ dài”
Hướng dẫn:
Quan sát hình, ước lượng độ dài của mỗi đồ vật:
- Bút màu dài khoảng 10 cm
- Hộp bút dài khoảng 20 cm
- Quyển sách dài khoảng 30 cm
- Cục tẩy dài khoảng 5 cm
Một số bài tập củng cố
Sau khi chúng ta đã cùng nhau hoàn thành bài tập trong sách giáo khoa thì bây giờ để luyện tập thêm , chúng ta hãy cùng nhau làm thêm một số bài tập sau để củng cố kiến thức .
Bài 1 :Quan sát bức tranh, cho biết bạn nữ cao bao nhiêu cm?
A.120cm B. 100cm C. 130 cm
Bài 2:Mẹ mua cho Hoa cuộn ruy băng dài 1000 cm, Hoa làm nơ hết 400 cm. Hỏi Hoa còn lại bao nhiêu xăng – ti – mét ruy băng?
A.600cm B. 700cm C.400cm
Bài 3:Quan sát hình ảnh trên, hãy thực hiện phép tính cộng?
A. 8cm B.9cm C.6cm
Bài 4:An và Bình đi bộ trên đường Nguyễn Trãi, An đi được 300 cm, Bình đi được đoạn đường nhiều hơn An là 50 cm. Hỏi đoạn đường Nguyễn Trãi dài là bao nhiêu xăng – ti – mét?
A.350cm B.500cm C.650cm
Bài 5 :Hôm nay, lớp của Linh thi chạy thầy giao cho các bạn nữ chạy đường chạy dài 115 cm, còn các bạn nam chạy trên đường chạy dài hơn các bạn nữ 35 cm. Hỏi chiều dài đường chạy mà các bạn bạn lớp Linh chạy là bao nhiêu xăng- ti – mét?
A.160cm B. 150cm
ĐÁP ÁN
1 A 2 A 3 A 4 A 5 B
Lời kết
Toppy mong rằng qua bài giảng của mình sẽ giúp cho các bé có thể nắm được kiến thức của bài: Xăng-ti-mét. Các bạn học sinh có thể tham khảo bài giảng và làm bài tập đầy đủ để có thể đạt được kết quả thật tốt nhé. Hẹn các em ở những bài giảng sau.
Xem thêm: