Tập hợp – phần tử của tập hợp là bài toán giúp trẻ rèn luyện tư duy. Được xây dựng trở thành bài học đầu tiên trong phần số học của môn toán lớp 6. Tập hợp – phần tử của tập hợp là những kiến thức nền tảng. Trẻ cần nắm vững để tiếp tục tư duy logic và phân tích con số ở những bài tiếp theo.
Khái niệm về tập hợp là một trong những khái niệm nền tảng, cơ bản nhất của toán học nói chung và toán lớp 6 nói riêng. Nghiên cứu riêng về vấn đề này, toán học chia một ngành riêng gọi là “Lý thuyết tập hợp”.
Nhìn chung, tập hợp là khái niệm không được định nghĩa. Tuy nhiên, có thể hiểu Tập hợp là sự bao hàm một hoặc nhiều đối tượng. Các đối tượng trong tập hợp có những điểm chung và được gọi là Phần tử.
Ví dụ: Tập hợp các loại cây họ đậu bao hàm các loại cây: Cỏ đinh lăng, đậu Hà Lan, đậu Lupin, me, cây gỗ thông vàng,…
Trong ví dụ này, các loại cây họ đậu là tập hợp.
Và các phần tử bao gồm: Cỏ đinh lăng, đậu Hà Lan,…
>> Xem thêm : Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con – Bài tập toán lớp 6
Ví dụ: H = tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10
H = { 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0}
Ví dụ: C = tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 12, nhỏ hơn hoặc bằng 200
C = {x € ℕ│12< x ≤ 200}
Biểu đồ ven là một vòng tròn kín chứa các phần tử thuộc tập hợp.
Ví dụ: A = tập hợp các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 11
Cách viết, quy tắc và các ký hiệu liên quan
Nếu các phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B và ngược lại, nếu phần tử của tập hợp B có chứa tất cả phần tử của tập hợp A. Ta nói: A là tập hợp con của B
Ký hiệu: A ⸦ B hoặc B ⸧ A
Tập hợp con
Hai tập hợp bằng nhau được ký hiệu là A = B. Ta nói: tập hợp A bằng tập hợp B.
Hai tập hợp bằng nhau khi mọi phần tử của A đều là phần tử của B và ngược lại. Mọi phần tử của B đều là phần tử của tập hợp A
Hai tập hợp bằng nhau
Giao của hai tập hợp là một tập hợp. Mà tập hợp đó chứa các phần tử chung của tập hợp A và tập hợp B.
Ký hiệu: A ∩ B
Hai tập hợp bằng nhau
Ký hiệu tập hợp rỗng: ∅
Ký hiệu một phần tử thuộc tập hợp: ∈
Ký hiệu một phần tử không thuộc tập hợp: ∉
>> Tìm hiểu thêm : Tập hợp các số tự nhiên. Toppy cùng trẻ tìm hiểu số học lớp 6
Bài 1 (Trang 6/ sgk toán 6 tập 1)
Bài 1 (Trang 6/ sgk toán 6 tập 1)
Bài 2 (Trang 6/ sgk toán 6 tập 1)
Bài 2 (Trang 6/ sgk toán 6 tập 1)
Bài 3 (Trang 6/ sgk toán 6 tập 1)
Bài 3 (Trang 6/ sgk toán 6 tập 1)
Bài 4 (Trang 6/ sgk toán 6 tập 1)
Bài 4 (Trang 6/ sgk toán 6 tập 1)
Bài 5 (Trang 6/ sgk toán 6 tập 1)
Bài 5 (Trang 6/ sgk toán 6 tập 1)
x … A ; y … B ; b … A ; b … B.
Đáp án: x ∈ A ; y ∈ B ; b ∈ A ; b ∈ B.”
Đáp án: Cách 1 : M = {0 ; 1; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9} .
Cách 2 : M = {x ∈ N / x < 10} (N là kí hiệu tập hợp các số tự nhiên)
Để con chinh phục được kiến thức lớp 6 một cách đơn giản, ba mẹ nên chú ý, quan tâm tới sự thay đổi trong tâm lý và chương trình học của con. Việc dạy con học để con tự tin học lớp 6 nên được phụ huynh tiến hành thường xuyên từ những điều nhỏ nhất. Như luyện chữ hay luyện lại các phép tính nhẩm,… Ba mẹ nên nhắc nhở con học và ôn bài cho kịp chương trình học.
Vì với khối lượng kiến thức lớn, nếu con bỏ bê dù chỉ 1 ngày, con rất có thể sẽ bị chậm lại so với bạn bè cùng lớp. Có những bài tập khó, con sẽ cần đến sự giải thích, giúp đỡ của phụ huynh. Trong khoảng thời gian cùng con học tập, ôn luyện, ba mẹ nên động viên con hăng hái phát biểu ý kiến ở lớp. Và mạnh dạn giơ tay hỏi thêm về những vấn đề con chưa thực sự hiểu rõ. Để hiểu rõ hơn về các nguyên tắc khi dạy con học lớp 6, Toppy gửi ba mẹ một số bí quyết để con học tốt lớp 6
Lời kết:
Đối với bài học đầu tiên trong chương trình toán học lớp 6. Qua phần trình bày lý thuyết và gợi ý lời giải của mình, Toppy mong rằng có thể hỗ trợ ba mẹ cũng như các con trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường trung học cơ sở. Chúc các con đạt được nhiều thành tích và gặt hái được nhiều kiến thức cũng như phát triển thật tốt trong một môi trường mới. Nếu có ý kiến nhận xét, hãy để lại lời nhắn cho Toppy tại mục bình luận nhé!