Tin tức & Sự kiện

Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội cập nhật thông tin tuyển sinh 2022

5/5 - (4 bình chọn)

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật uy tín. Trường có bề dày truyền thống của với hơn 40 năm hình thành và phát triển. Chúng ta cùng đến với bài viết ngày hôm nay để tìm hiểu về trường, điểm chuẩn. Cũng như cơ chế tuyển sinh và học phí của trường nhé. 

Giới thiệu về Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội:

Khoa Luật được thành lập theo Quyết định số 85/TCCB của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Địa chỉ của trường tại Nhà E1, số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Lịch sử hình thành:

Khoa Luật đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976.

  • Tháng 9 năm 1976: Khoa Pháp lý trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Tháng 7 năm 1986: Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Tháng 3 năm 2000: Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Trong suốt chặng đường hơn 40 năm, Khoa Luật của trường được xã hội biết đến là một trong ba trung tâm đào tạo luật lớn nhất của Việt Nam. Trường có chức năng đào tạo Cử nhân luật học, Thạc sĩ luật học và Tiến sĩ luật học.

Trường đã tạo dựng được uy tín, vị thế trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam.

Khoa Luật đại học Quốc gia Hà Nội cập nhật tiêu chí tuyển sinh
Khoa Luật Quốc gia Hà Nội cập nhật tiêu chí tuyển sinh

Đội ngũ cán bộ, viên chức tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội:

Trường quy tụ nhiều nhà khoa học, đội ngũ giảng viên luật học đầu ngành, tận tâm với sự phát triển của Khoa.

Hiện tại, Khoa Luật có 120 cán bộ, viên chức, người lao động. Số cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ thạc sĩ trở lên là 93 người, chiếm 78%. 

Khoa Luật là một trong ba cơ sở đào tạo luật có số lượng và tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ, tiến sĩ. 64 cán bộ có trình độ tiến sĩ luật học trở lên.

Hiện nay, trường là đầu mối giao lưu và tập hợp đội ngũ cán bộ khoa học. Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, triển khai mang tính chất liên ngành, đa ngành, đào tạo và triển khai ứng dụng luật học trong thực tiễn kinh tế – xã hội.

Phương án tuyển sinh 2022:

  • Thời gian xét tuyển: 

Xét tuyển đợt 1:

  • Thời gian xét tuyển theo kết quả thi THPT: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  • Thời gian xét tuyển các phương thức khác: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và của trường.

Xét tuyển đợt bổ sung (nếu có): Khoa sẽ thông báo cụ thể nếu còn chỉ tiêu tuyển sinh.

  • Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định.
  • Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trên phạm vi cả nước và quốc tế.

"<yoastmark

Phương thức tuyển sinh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Phương thức xét tuyển:

  • Xét tuyển thí sinh có kết quả bài thi THPT năm 2021 theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
  • Xét tuyển thí sinh có kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021 do Trung tâm Khảo thí – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
  • Xét tuyển thí sinh có Chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí – Đại học Cambridge, Anh.
  • Xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ.
  • Xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa của American College Testing
  • Xét tuyển thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.
  • Xét tuyển thẳng và xét tuyển đối với thí sinh: đạt giải nhất, nhì, ba cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, thí sinh đạt giải nhất, nhì cuộc thi cấp tỉnh, thành phố trung ương. Thí sinh là học sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên. 
  • Xét tuyển thẳng và xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Quy định về việc thu hút và quản lý sinh viên quốc tế.
Thông tin về trường mới nhất hiện nay
Thông tin về trường mới nhất hiện nay

Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Khoa Luật:

  • Xét tuyển thẳng các đối tượng được quy định tại điểm a, b, c, e khoản 2, Điều 7 Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT
  • Học sinh hệ chuyên của 2 trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào Khoa Luật phải tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt
  • Xét tuyển thẳng và xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN
  • Học sinh hệ chuyên các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội điểm chuẩn:

Điểm chuẩn các ngành của như sau: 

  • Ngành luật: chỉ tiêu 390 thí sinh:
  • Khối C00: 27,75 điểm.
  • Khối A00: 25,15 điểm.
  • Khối D01: 26,10 điểm.
  • Khối D03: 25,5 điểm.
  • Khối D78: 26,55 điểm.
  • Khối D82: 24,55 điểm. 
  • Ngành luật (chất lượng cao): 25,85 điểm.
  • Ngành luật thương mại quốc tế: 26,50 điểm.
  • Ngành luật kinh doanh: 26,05 điểm. 
Trường đã tạo ra rất nhiều thế hệ luật sư
Trường đã tạo ra rất nhiều thế hệ luật sư

Mức học phí của trường Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội:

  • Học phí 1 kỳ năm học 2017-2018:
  • Đối với sinh viên Việt Nam:

Mức thu: 670.000đ/sinh viên/tháng x 5 tháng = 3.350.000đ

Đối với sinh viên nước ngoài:

Mức thu: 100USD/sinh viên/ tháng x 5 tháng = 11.305.000đ. Tỷ giá được quy theo thời điểm nộp học phí.

Học phí năm 2019 – 2020:

  • Chương trình đào tạo chuẩn: 4.450.000đ / 5 tháng.
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao: 17.500.000đ / 5 tháng.

Học phí năm 2021 – 2022:

  • Chương trình đào tạo chuẩn: học phí áp dụng theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ.
  • Chương trình chất lượng cao: dự kiến 140.000.000 VNĐ/khóa, tương ứng 3.500.000 VNĐ/tháng.

Trên đây là giới thiệu về Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Cũng như điểm chuẩn các ngành, phương thức tuyển sinh và học phí của trường trong 1 số năm gần đây. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. 

Tham khảo ngay: Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam điểm chuẩn tuyển sinh 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Đăng Ký Nhận Ngay Tài Liệu Tổng Ôn Trị Mất Gốc