CuO H2SO4 | Phương trình phản ứng CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Phản ứng CuO H2SO4 đang thu hút sự quan tâm trong lĩnh vực hóa học và công nghiệp. Chúng ta hãy khám phá cơ chế và tiềm năng ứng dụng của phản ứng CuO H2SO4 để nâng cao hiệu suất sản xuất và ứng dụng trong thực tế. Hãy cùng tìm hiểu về phản ứng hóa học CuO H2SO4 qua bài viết dưới đây.
Lý thuyết về CUO H2SO4
Phương trình phản ứng CuO ra CuSO4
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ
Nội dung mở rộng CUO H2SO4
Trả lời câu hỏi: CuO là oxit gì?
- Định nghĩa: Đồng (II) oxit là một oxit bazơ của đồng, khá phổ biến, tạo bởi Cu (II) với nguyên tố oxi.
- Công thức phân tử: CuO.
- Công thức cấu tạo: Cu=O.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Đồng oxit (CuO) dưới đây nhé.
Kiến thức mở rộng về Đồng oxit (CuO)
Tính chất vật lí
- CuO ở thể rắn, có dạng bột màu đen (Kích thước hạt này thường rơi vào khoảng 30-50 nm). Vì là chất rắn nên CuO không tan trong nước. Ngoài ra, nóng chảy ở nhiệt độ cao (khoảng 1448 độ C).
- Cách nhận biết: Thực hiện dẫn khí H2 qua bột oxit đồng có màu đen, đun nóng. Sau đó, để một thời gian thì thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ (màu đỏ lúc này là của đồng Cu).
Công thức câu tạo CuO
Tính chất hóa học
- Có đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.
- Dễ bị khử về kim loại đồng.
- Tác dụng với axit
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
- Tác dụng với oxit axit
3CuO + P2O5 → Cu3(PO4)2
- Tác dụng với các chất khử mạnh: H2, C, CO…
H2 + CuO (DK: to) → H2O + Cu
CO + CuO (DK: to) → CO2 + Cu
Đồng oxit
Ứng dụng
- Trong thủy tinh, gốm.
- Đồng(II) oxit được dùng trong vật liệu gốm để làm chất tạo màu sắc. Trong môi trường oxy hoá bình thường, CuO không bị khử thành Cu2O và nó tạo màu xanh lá trong cho men.
- Oxit đồng là một flux khá mạnh. Nó làm tăng độ chảy loãng của men nung và tăng khả năng crazing do hệ số giãn nở nhiệt cao.
- CuO trong men bari/thiếc/natri cho màu xanh lam. K2O có thể làm cho men có CuO ngả sắc vàng.
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Thành phần chính của quặng cacopirit (pirit đồng) là
- CuS.
- CuS2.
- Cu2S.
- CuFeS2.
Đáp án D
Câu 2. Cho các mệnh đề sau
(1) Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(2) CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(3) Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3.
(4) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả hoặc xăng.
(5) CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3.
Số mô tả sai là
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Đáp án B
Câu 3. Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn.
Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
- 0,8 gam.
- 8,3 gam.
- 2,0 gam.
- 4,0 gam
Đáp án D
Câu 4. Để loại CuSO4 lẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây ?
- Al.
- Fe.
- Zn.
- Ni.
Đáp án B
Câu 5. Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là
- (CuOH)2.CuCO3.
- CuCO3.
- Cu2O.
- CuO.
Đáp án A
……………………………………..
Trên là giới thiệu về phản ứng hóa học CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O, nhằm giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức trong môn Hóa học lớp 12. Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có cơ hội học tập tốt hơn và hiểu sâu hơn về chủ đề này. Đồng thời, cũng mời các bạn tham khảo thêm các môn học khác như Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 và học kì 2 lớp 12 để nâng cao kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng.
Xem thêm: