Cộng, trừ các số tròn chục – Toán lớp 1 có lời giải chi tiết
Xin chào các bạn nhỏ, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học bài: Cộng, trừ các số tròn chục. Hy vọng với sự hướng dẫn tận tình và cụ thể sẽ giúp các em nắm bài được tốt hơn.
Mục tiêu bài học bài Cộng, trừ các số tròn chục:
- Bé biết được cách để tính nhẩm và tìm ra kết quả của phép cộng và phép trừ những số tròn chục.
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng được học về phép cộng và phép trừ những số tròn chục. Từ đó, giúp bé có cơ hội phát triển được năng lực để giải quyết vấn đề toán học , năng lực tư duy và khả năng lập luận toán học.
- Thông qua việc chuyển đổi giữa cách đọc, cách viết những số tròn chục và vận dụng vào việc tính nhẩm, giải quyết được bài toán. Các bé sẽ có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp toán học.
Video tham khảo chi tiết:
Những dụng cụ tính các bé cần chuẩn bị:
– Một số thẻ thanh mười (mỗi thẻ gồm 10 khối lập phương rời).
– Một số tình huống đơn giản có phép cộng, phép trừ các số tròn chục.
1. Tính: (Hình bài 1 trang 132, SGK Toán 1)
Hướng dẫn: Thực hiện các phép tính cộng.
30 + 10 = 40 | 20 + 20 = 40 | 50 + 40 = 90 |
40 + 10 = 50 | 80 + 10 = 90 | 20 + 70 = 90 |
2. Tính: (Hình bài 2 trang 133, SGK Toán 1)
Hướng dẫn: Thực hiện các phép tình trừ.
40 – 30 = 10 | 50 – 50 = 0 | 90 – 60 = 30 |
60 – 10 = 50 | 80 – 70 = 10 | 70 – 50 = 20 |
3. Số? (Hình bài 3 trang 133, SGK Toán 1)
Hướng dẫn: Tính các phép tính điền số thích hợp.
4. (Hình bài 4 trang 133, SGK Toán 1)
Lớp 1A ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được 5 chục quyển vở, lớp 1B ủng hộ được 4 chục quyển vở. Hỏi cả 2 lớp ủng hộ bao nhiêu quyển vở?
Hướng dẫn: Quan sát hình và đọc kĩ đề bài, điền số thích hợp:
Bài tập làm thêm:
Tổng hợp các dạng bài tập củng cố kiến thức bài cộng trừ các số tròn chục Wikihoctap
Tính nhẩm:
20 + 30 = ? => Nhẩm 2 chục + 3 chục = 5 chục
Vậy 20 + 30 = 50
50 + 10 = 40 + 30 = 50 + 40 = ?
20 + 20 = 20 + 60 = 40 + 50 = ?
30 + 50 = 70 + 20 = 20 + 70 = ?
Hướng dẫn giải:
50 + 10 =
Nhẩm: 5 chục + 1 chục = 6 chục.
Vậy 50 + 10 = 60.
20 + 20 =
Nhẩm: 2 chục + 2 chục = 4 chục.
Vậy 20 + 20 = 40.
30 + 50 =
Nhẩm: 3 chục + 5 chục = 8 chục.
Vậy 30 + 50 = 80.
40 + 30 =
Nhẩm: 4 chục + 3 chục = 7 chục.
Vậy 40 + 30 = 70.
20 + 60 =
Nhẩm: 2 chục + 6 chục = 8 chục.
Vậy 20 + 60 = 80.
70 + 20 =
Nhẩm: 7 chục + 2 chục = 8 chục.
Vậy 70 + 20 = 90.
50 + 40 =
Nhẩm: 5 chục + 4 chục = 9 chục.
Vậy 50 + 40 = 90.
40 + 50 =
Nhẩm: 4 chục + 5 chục = 9 chục.
Vậy 40 + 50 = 90.
20 + 70 =
Nhẩm: 2 chục + 7 chục = 9 chục.
Vậy 20 + 70 = 90.
Phương pháp giúp các bé làm tốt các phép tính:
Phương pháp Toppy đề xuất cho các bé để học tốt hơn với môn toán là: “Làm việc nhóm”. Làm việc nhóm từ xưa đến nay, luôn là một phương pháp học tập hiệu trong mọi môn học cũng như cho mọi lứa tuổi. Làm việc nhóm không những tạo ra một không khí học tập vui vẻ, tăng khả năng tập trung của các bé mà còn góp phần làm nên một buổi học thật năng suất bởi dĩ nhiên “nhiều cái đầu hơn một cái đầu” rồi, nhiều người cùng giải bài toán sẽ giúp cho quá trình tìm ra đáp án một cách dễ dàng hơn.
Một số phương pháp khác đó là:
• Thực hiện các tình huống thực tế có liên quan đến các phép tính, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống. (Ví dụ: sử dụng những vật dụng gia đình có như trái táo, trái nho, bánh kẹo,v.v rồi tạo ra các tình huống cho các bé)
• Cho các bé chơi các trò chơi liên quan đến các phép tính giúp các bé có kỹ năng tính nhẩm các phép tính trừ.
• Thực hành cùng bố mẹ, bạn bè để nắm bài tốt hơn.
Lời Kết:
Các bé học sinh của Toppy đã làm thành thạo những phép cộng, trừ các số tròn chục chưa nào? Phép tính này thật sự rất đơn giản nên các bé chỉ cần có sự chú tâm vào bài học thì chắc chắn những bài tập về dạng này sẽ không có gì khó khăn nữa. Xin chào các em và hẹn gặp lại!
Xem thêm :