Học tốt môn ToánTin tức & Sự kiện

Hướng dẫn học sinh lớp 2 phép tính 14 trừ đi một số: 14 – 8

5/5 - (8 bình chọn)

Hôm nay các em sẽ được học bài 14 trừ đi một số: 14 – 8.  Để Toppy bật mí nhé, chỉ cần thực hiện được phép trừ 14 – 8 là em đã có thể biết cách thực hiện các phép trừ có dạng 14 trừ đi một số rồi đấy. Còn chần chờ gì nữa mà không khám phá ngay bài giảng này nhỉ các em?

Mục tiêu bài học:

Bài học được biên soạn nhằm đáp ứng 3 mục tiêu cơ bản sau cho các em:

  • Thực hiện được phép tính có dạng 14 trừ đi một số đặc biệt là phép trừ 14 – 8.
  • Phát triển năng lực tư duy và tính toán cho học sinh lớp 2.

Kiến thức cần nắm:

Để làm tốt được các bài tập liên quan đến bài học, trước hết các em cần nắm chắc 3 dạng bài tập và các bước thực hiện như sau:

Dạng 1: Tính:

• Đặt tính thành hàng dọc, viết thẳng hàng.

• Thực hiện phép trừ lần lượt từ phải sang trái, khi hàng đơn vị của số bị trừ không đủ để trừ thì các em cần thực hiện phép trừ có nhớ.

Ví dụ minh họa: Đặt tính và tính 

14 trừ đi một số: 14 – 8

Lời giải:

• Viết phép tính thành hàng dọc, thẳng cột.

• Lấy 14 trừ 8 được 6, viết 6.

=> Vậy 14 – 8 = 6.

Dạng 2: Xây dựng phép toán và tìm kết quả:

• Viết phép tính theo các dữ liệu của đề bài đã cho.

• Thực hiện phép tính để tìm giá trị của kết quả.

Ví dụ minh họa: Phép trừ có số bị trừ là  và số trừ là 7. Hiệu của phép toán đó có giá trị là…

14 trừ đi một số: 14 – 8

Lời giải:

Hiệu của hai số là:

14 – 7 = 7

=> Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 7.

Dạng 3: Toán đố:

• Đọc và phân tích đề.

• Tìm cách giải của bài toán: Chú ý các từ khóa “tất cả“; “còn lại“… thì các em sử dụng phép trừ có nhớ để giải bài toán.

• Trình bày bài giải.

• Kiểm tra lại lời giải và đáp số em vừa tìm được.

Ví dụ minh họa: Hạnh có 14 cái kẹo, Hạnh cho Huệ 7 cái kẹo. Hỏi Hạnh còn lại bao nhiêu cái kẹo?

14 trừ đi một số: 14 – 8

Cùng xem bài giảng của thầy Lâm Đức Long để hiểu bài hơn nhé:

>> Xem thêm: Phép trừ dạng 34 – 8

Hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 2: 

Bài 1: (SGK Toán 2, trang 61)

Tính nhẩm:

a) 9 + 5 =                8 + 6 =                      7 + 7 =

    5 + 9 =                6 + 8 =                      14 – 7 =

b) 14 – 9 =               14 – 8 =                     14 – 4 =

    14 – 5 =               14 – 6 =                     14 – 10 =

c) 14 – 4 – 2 =          14 – 4 – 5 =               14 – 4 – 1 =

    14 – 6 =               14 – 9 =                     14 – 5 =

Hướng dẫn:

Để làm được bài tập này, ta dựa vào bảng tính trừ 14 trừ đi một số và bảng tính cộng chúng ta đã được học. Tính nhẩm các phép tính để được kết quả sau:

a) 9 + 5 = 14           8 + 6 = 14               7 + 7 = 14

    5 + 9 = 14           6 + 8 = 14              14 – 7 = 7

b) 14 – 9 = 5           14 – 8 = 6                14 – 4 = 10

    14 – 5 = 9           14 – 6 = 8                 14 – 10 = 4

c) 14 – 4 – 2 = 8      14 – 4 – 5 = 5           14 – 4 – 1 = 9

    14 – 6 = 8           14 – 9 = 5                 14 – 5 = 9.

Bài 2: (SGK Toán 2, trang 61)

Tính:

Hướng dẫn:

Bài 3: (SGK Toán 2, trang 61)

Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

a) 14 và 5;

c) 14 và 7;

c) 12 và 9.

Hướng dẫn:

Viết phép tính thành hàng dọc, rồi thực hiện phép tính lần lượt theo các bước đã học. Các em tính để có được kết quả như sau:

Bài 4: (SGK Toán 2, trang 61)

Một cửa hàng có 14 quạt điện, đã bán 6 quạt điện. Hỏi cửa hàng đó còn lại mấy quạt điện?

Hướng dẫn:

Tóm tắt

Có : 4 quạt điện

Đã bán : 6 quạt điện

Cửa hàng còn lại ? quạt điện.

Bài giải

Cửa hàng còn lại số quạt điện là:

14 – 6 = 8 ( quạt điện)

 Đáp số: 8 quạt điện.

Bài tập tự luyện:

Lời kết:

Các em đã biết cách để tìm ra kết quả cho phép trừ 14 trừ đi một số: 14 – 8 chưa? Hãy luyện tập thường xuyên để ghi nhớ thật lâu cách tính này nhé! Xin chào và hẹn gặp lại các trò trong bài học tiếp theo!

Tham khảo thêm:

                              “Thành công chỉ có một điểm đến nhưng có rất nhiều con đường đi”.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Đăng Ký Nhận Ngay Tài Liệu Tổng Ôn Trị Mất Gốc