Đồng hồ Thời gian – Bài tập có lời giải chi tiết toán lớp 1 SGK
Nhằm giúp bé có thể hình thành được khái niệm về đồng hồ và thời gian thì Toppy đã biên soạn nên bài học: Đồng hồ. Thời gian. Với những kiến thức được cung cấp kết hợp với các bài tập, Toppy mong rằng sẽ giúp các em hiểu được bài học thật kỹ. Cùng nhau vào bài học thôi nào!
Cùng nhau học bài nào!
Lý thuyết về ” Đồng hồ. Thời gian” cần nắm:
Đầu tiên, các bạn cần nắm được những lý thuyết cơ bản của bài học:
Giới thiệu đồng hồ:
• Trong đời sống, ta có thể thấy mặt đồng hồ có thể có nhiều hình dáng khác nhau: hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông….
•Trên mặt đồng hồ nổi bật là các số chỉ giờ từ 1 đến 12 và có dấu chấm nhỏ xác định tâm: là vị trí để cố định kim đồng hồ.
• Kim ngắn, ngắn hơn to hơn dùng để chỉ giờ.
• Kim dài hơn, mảnh hơn dùng để chỉ phút.
Xem đồng hồ:
• Kim ngắn (hay kim giờ) chỉ vào số 3, Kim dài (hay kim phút) chỉ vào số 12. Vậy đồng hồ chỉ 3 giờ.
Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài thì các em cần đạt những yêu cầu sau:
- Phải nhận biết được mặt của đồng hồ, xác định được thật rõ kim giây và kim phút.
- Bé biết đọc và xác định đúng giờ, thực hiện vẽ hoặc quay kim chỉ đồng hồ sao cho đúng với những vị trí.
- Bước đầu thì giúp bé nhận biết được những thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.
Các bạn bấm vào đây để xem bài giảng nhé!
Hướng dẫn làm bài tập ” Đồng hồ. Thời gian” trong SGK Cánh Diều:
Bây giờ, chúng ta cùng nhau đi làm các bài tập trong SGK Cánh Diều:
Bài 1: Mỗi đồng hồ sau chỉ mấy giờ? (Hình bài 1 trang 150, SGK Toán 1)
Hướng dẫn:
Quan sát hình, chú ý kim ngắn và kim dài của đồng hồ chỉ vào các số nào và đọc giờ của mỗi đồng hồ:
Bài 2: Chọn đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với mỗi tranh vẽ: (Hình bài 2 trang 151, SGK Toán 1)
Hướng dẫn:
Quan sát hình, chú ý kim ngắn và kim dài của đồng hồ chỉ vào các số nào và đọc giờ của mỗi đồng hồ rồi chọn bức tranh vẽ thích hợp tương ứng với mỗi đồng hồ:
Bài 3: a, Đặt kim ngắn mỗi đồng hồ cho thích hợp: (Hình bài 3 trang 152, SGK Toán 1)
b, Kể chuyện theo các tranh trên.
Hướng dẫn:
a, Quan sát hình, đặt kim ngắn vào mỗi đồng hồ mà em thấy phù hợp với mỗi bức tranh:
b, Từ hình phần a, em kể lại chuyện tương ứng với mỗi bức tranh:
• Vào buổi sáng, bạn nhỏ thức dậy lức 6 giờ.
• Lúc 7 giờ sáng, bạn nhỏ chào mẹ và đi đến trường.
• Buổi chiều, bạn nhỏ đi học về lúc 5 giờ.
• Buổi tối, bạn nhỏ tắm lúc 6 giờ.
• Bạn nhỏ xem ti vi lúc 7 giờ.
• Buổi tối, 8 giờ bạn nhỏ soạn sách vở cho vào cặp.
Bài 4: Bạn Châu đi từ thành phố về que. Đặt kim ngắn vào mỗi đồng hồ cho thích hợp: (Hình bài 4 trang 152, SGK Toán 1)
Hướng dẫn:
Quan sát tranh, đặt kim ngắn vào mỗi đồng hồ cho thích hợp:
Các bài tập tự luyện và đáp án bài ” Đồng hồ. Thời gian”:
Để củng cố bài học ” Đồng hồ. Thời gian“, chúng ta sẽ làm các bài tập tự luyện sau:
Câu 1: Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
A. 2 giờ B. 3 giờ C. 4 giờ
Câu 2: Để được 8 giờ cần vẽ thêm kim gì cho đồng hồ?
A. Kim phút B. Kim giờ C. Kim giây
Câu 3: Kim nào đang chạy sai 6 giờ?
A. Kim giây B. Kim giờ C. Kim phút
Câu 4: Bây giờ là 6 giờ, một giờ nữa thì kim giờ sẽ quay đến số mấy?
A. 7 giờ B. 8 giờ C. 9 giờ
Câu 5: Bây giờ là 1 giờ đúng, còn 3 giờ nữa bạn Liên sẽ về nhà. Vậy mấy giờ bạn Liên sẽ về nhà?
A. 3 giờ B. 4 giờ C. 5 giờ
ĐÁP ÁN:
1. B 2. B 3. C 4. A 5. B
Một số mẹo dạy và học tốt toán lớp 1:
Để các bé lớp 1 học tốt nhất cần có cách dạy và học phù hợp:
• Học đi đôi với hành, học kết hợp với hình ảnh, trò chơi, bài hát.
• Ở lớp 1, các bé sẽ tiếp xúc với nhiều kiến thức hơn mầm non vậy nên cần phải dạy các bé từ từ, hiệu quả để các bé thích thú với môn toán hơn.
• Thực hành nhiều giúp bé nhớ lâu hơn và giải quyết được tất cả các bài toán thực tế.
• Bố, mẹ, anh, chị cùng luyện tập với bé để bé dễ tiếp thu, có thể cho bé xem các bài giảng tại Toppy giúp bé không bị nhàm chán khi học toán.
Lời kết:
Bài học: Đồng hồ. Thời gian đã kết thúc, liệu các em đã hiểu hết bài chưa nhỉ? Các em cần xem lại bài học và luyện tập những bài tập để có thể hiểu bài được kỹ hơn nhé. Chúc bé học thật tốt và vâng lời cha mẹ, thầy cô.
Xem thêm:
- Các ngày trong tuần lễ – Lý thuyết có bài tập chi tiết nhất