Tin tức & Sự kiện

c6h5oh br2 | Phương trình C6H5OH + Br2 → C6H2Br3OH + HBr

5/5 - (14 bình chọn)
C6H5Oh BR2 được Toppy biên soạn giúp các bạn viết và cân bằng đúng phương trình khi cho phenol tác dụng với Br2.. Với c6h5oh br2 được ứng dụng nhiều trong nhiều ngành như thức phẩm, thú y và nông nghiệp.  Để hiểu rõ về c6h5oh br2 và phương trình C6H5OH + Br2 → C6H2Br3OH + HBr chúng ta cùng vào bài nhé.

Table of Contents

C6h5oh br2  phương trình c6h5oh br2

Phương trình phản ứng Phenol Br2

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

Điều kiện phản ứng Phenol và Br2

Không có

Hiện tượng nhận biết phản ứng C6h5oh br2

Dung dịch Brom (Br2) bị mất màu, dần xuất hiện kết tủa trắng.

Mở rộng phương trình phản ứng Phenol và Br2

Tính chất hóa học của phenol

Các bạn có thể viết phương trình dưới dạng cấu tạo để có thể thấy rõ cơ chế phản ứng trong đó có C6h5oh br2

Nội dung mở rộng c6h5oh br2

Phenol là gì? Phân loại như thế nào?

Khái niệm về phenol: 

Phenol là một hợp chất hữu cơ thơm có công thứ hóa học là C6H5OH. Mỗi phân tử gồm một nhóm phenyl ( −C6H5) liên kết với một nhóm hydroxyl (-OH). Đây là một hóa chất có tính độc tố cao, cấm sử dụng trong thực phẩm, có thể gây bỏng nếu tiếp xúc với da. Hợp chất hữu cơ này có tính axit vì thế cần lưu ý khi sử dụng vì nếu để rơi vào da có thể gây bỏng.

c6h5oh br2

Phenol là gì

Phân loại phenol: 

  • Loại monophenol: Đây là những phenol mà phân tử có chứa 1 nhóm –OH”>OH. Ví dụ: phenol, o-crezol, m-crezol, p-crezol…
  • Loại poliphenol: Là những phenol mà phân tử có chứa nhiều nhóm OH”>OH. 

Ví dụ:

c6h5oh br2

Những đặc điểm tính chất của phenol và C6h5oh br2

Tính chất vật lý của phenol 

  • Phenol là một chất rắn, chúng có dạng tinh thể không màu, mùi đặc trưng và nóng chảy ở 43°C.
  • Khi để lâu ở ngoài không khí, chúng sẽ bị oxy hóa một phần nên có màu hồng và bị chảy rữa do hấp thụ hơi nước.
  • Ít tan trong nước lạnh và có tan trong một số hợp chất hữu cơ.
  • Là chất tan vô hạn ở nhiệt độ trên khoảng 66oC.

Tính chất hóa học của phenol

Tính chất của nhóm -OH

  • Tác dụng với kim loại kiềm:

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2

  • Tác dụng với bazo mạnh tạo muối phenolate:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Tính chất của nhân thơm – Phản ứng thế H ở vòng benzen

  • Thế Brom: Phenol tác dụng với dung dịch brom tạo 2,4,6 – tribromphenol kết tủa trắng:

Phản ứng này dùng để nhận biết phenol khi không có mặt của anilin. Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen do có nhóm OH đẩy e làm tăng mật độ electron trong vòng benzen.

  • Thế Nitro: Phenol tác dụng với HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc, nóng tạo 2,4,6 – trinitrophenol (axit picric):

C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O

Phản ứng tạo nhựa phenolfomandehit

Phenol + HCHO trong môi trường axit tạo sản phẩm là nhựa phenolfomandehit.

nC6H5OH + nHCHO  → nH2O + (HOC6H2CH2)n

c6h5oh br2

Những đặc điểm tính chất của phenol 

Điều chế Phenol ra sao? C6h5oh br2?

Từ xa xưa, phenol được điều chế từ nhựa than đá. Thế nhưng hiện nay, chúng được sản xuất trên quy mô lớn (khoảng 7 tỷ kg/năm) từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ.

  • Nguồn phenol chủ yếu lấy từ sản phẩm chưng cất than đá.
  • Ngoài ra có thể điều chế từ benzen:

C6H6 + Br2 -> C6H5Br+ HBr (xúc tác bột Fe)

C6H5Br + 2NaOH (đặc) -> C6H5ONa + NaBr + H2O (nhiệt độ và áp suất cao)

C6H5ONa + CO2 + H2O -> C6H5OH + NaHCO3

c6h5oh br2

Điều chế phenol ra sao

Những ứng dụng của phenol trong cuộc sống

Phenol được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, cụ thể như sau:

  • Trong công nghiệp sản xuất chất dẻo,  Phenol là nguyên liệu chính để sản xuất nhựa phenol formaldehyde.
  • Trong ngành công nghiệp tơ hóa học, người ta sử dụng phenol để tổng hợp ra tơ polyamide.
  • Phenol được dùng để điều chế chất kích thích sinh trưởng thực vật, kích thích tố thực vật 2,4 – D, điều chế chất diệt cỏ.
  • Nhờ tính diệt khuẩn cao mà phenol được sử dụng để là chất sát trùng, và điều chế thuốc diệt sâu bọ, nấm mốc.
  • C6H5OH cũng là nguyên liệu chính để điều chế thuốc nổ, một số sản phẩm nhuộm.
c6h5oh br2

Những ứng dụng của phenol trong cuộc sống

Phenol có độc hại hay không?

Nhiều người vẫn thắc mắc, liệu rằng phenol có phải là một chất độc hại? Thì câu trả lời ở đây là có. Phenol là một hóa chất có độc tính cao, có thể gây bỏng nặng nếu rơi vào da.

C6H5OH và các dẫn xuất của chúng đều là các chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe con người cũng như mọi sinh vật sống. Nó có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật và gây nhiễm độc cấp tính cho con người. Nếu phenol xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây tổn thương cho các cơ quan bên trong, chủ yếu là tác động lên hệ tim mạch, hệ thần kinh và máu.

Nó còn là một chất gây ô nhiễm môi trường.

Liều lượng gây nguy hiểm cho cơ thể là 2-5 gam, trên 10gam có thể gây chết người.

c6h5oh br2

Phenol là một hóa chất có độc tính cao, có thể gây bỏng nặng nếu rơi vào da

Triệu chứng khi bị ngộ độc Phenol cần biết

  • Gây rối loạn tiêu hoá: nôn mửa, buồn nôn, ỉa chảy
  • Rối loạn thần kinh và toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, gầy sút nhanh
  • Giãy giụa, co giật, hôn mê
  • Rối loạn tuần hoàn và hô hấp, sốc nặng
  • Khi tiếp xúc với dung dịch đặc có thể gây hoại tử hoặc hoại thư hoặc có thể gây tử vong ngay lập tức.
c6h5oh br2

Triệu chứng ban đầu của nhiệm độc phenol là nôn mửa, tiêu chảy,…

Những lưu ý khi sử dụng phenol

Do phnol là một hóa chất vô cùng độc hại nên cần hết sức lưu ý khi sử dụng để tránh gặp phải những tác hại không mong muốn như sau:

  • Không để chúng tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, khi sử dụng cần có các biện pháp bảo hộ cần thiết theo quy định.
  • Không hít hoặc nuốt phải phenol.
  • Nếu như chúng dính vào mắt hoặc da thì phải rửa mắt ngay với nhiều nước ít nhất trong 15 phút và ngay lập tức tới các cơ sở y tế để được kiểm tra chuẩn xác nhất.
c6h5oh br2

Những lưu ý khi sử dụng phenol 

Bài tập vận dụng liên quan c6h5oh br2

Câu 1. Phenol không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Na.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. Br2.

Đáp án C

C6H5OH + 3Br→ C6H2Br3OH + 3HBr

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Câu 2. Cho các phát biểu sau về phenol:

(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.

(b) phenol tan được trong dung dịch KOH.

(c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.

(d) phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.

(e) Phenol là một ancol thơm.

Trong các trường hợp trên, số phát biểu đúng là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4.

Đáp án C

(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.

(b) phenol tan được trong dung dịch KOH.

(c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.

Câu 3. Hợp chất hữu cơ X( phân tử chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2. Khi X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng. Mặt khác, X tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C6H5CH(OH)2.

B. HOC6H4CH2OH

C. CH3C6H3(OH)2.

D. CH3OC6H4OH.

Đáp án B

Chất X phản ứng với Na tạo ra nH2 = nX => có 2 nhóm -OH. X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 => Có 1 nhóm OH gắn vào nhân thơm.

=> X là: X là HOC6H4CH2OH.

=> Đáp án B

Câu 4. Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất là:

A. Na

B. Dung dịch NaOH

C. Nước brom

D. Ca(OH)2

Đáp án C. Dùng nước brom, chất nào làm mất màu dung dịch brom ⇒ stiren; chất nào tạo kết tủa trắng với nước brom ⇒ phenol; còn lại không hiện tượng gì là ancol benzylic

Câu 5. Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì:

A. phênol là chất kết tinh, ít tan trong nước lạnh.

B. tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3.

C. CO2 là một chất khí.

D. Nếu tạo ra Na2CO3 thì nó sẽ bị CO2 dư tác dụng tiếp theo phản ứng: Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3.

Đáp án B

Ta có H2CO3 có Ka 1 = 4,2 x 10-7; Ka 2 = 4,8 x 10-11; C6H5OH có

Ka = 1,047 x 10-10

→ tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3

Câu 6. Dung dịch A gồm phenol và xiclohexanol trong hexan (làm dung môi). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:

  • Phần một cho tác dụng với Na (dư) thu được 3,808 lít khí H2 (đktc).
  • Phần hai phản ứng với nước brom (dư) thu được 59,58 gam kết tủa trắng.

Khối lượng của phenol và xiclohexanol trong dung dịch A lần lượt là:

A. 25,38 g và 15 g

B. 16 g và 16,92 g

C. 33,84 g và 32 g

D. 16,92 g và 16 g

Đáp án C

Gọi số mol trong 1/2 dung dịch A là: nC6H5OH = x mol; nC6H11OH = y mol

nH2 = 1/2. nC6H5OH + 1/2. nC6H11OH = 0,17 mol ⇒ x + y = 0,34 mol

n↓ = nC6H2OHBr3 = nC6H5OH = 0,18 mol ⇒ x = 0,18 ⇒ y = 0,16

⇒ mphenol = 0,18.94.2 = 33,84g; mxiclohexanol = 0,16.100.2 = 32g

Câu 7. Hãy chọn các phát biểu đúng về phenol (C6H5OH):

(1). phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic;

(2). phenol làm đổi màu quỳ tím thành đỏ;

(3). hiđro trong nhóm –OH của phenol linh động hơn hiđro trong nhóm –OH của etanol,như vậy phenol có tính axit mạnh hơn etanol;

(4). phenol tan trong nước (lạnh) vô hạn vì nó tạo được liên kết hiđro với nước;

(5). axit picric có tính axit mạnh hơn phenol rất nhiều;

(6). phenol không tan trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH.

A. (1), (2), (3), (6).

B. (1), (2), (4), (6).

C. (1), (3), (5), (6).

D. (1), (2), (5), (6).

Đáp án C

(2) sai vì phenol có tính axit rất yếu nên không làm đổi màu quỳ tím.

(4) sai vì phenol tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66oC, tan tốt trong etanol, ete và axeton,…

Có 4 phát biểu đúng là (1), (3), (5), (6)

Câu 8. Phát biểu không đúng là:

A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat

B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol

C. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic

D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin

Đáp án C

Axit axetic mạnh hơn H2CO3 nên CO2 không thể phản ứng được với muối axetat để tạo axit axetic.

Câu 9.  Để nhận biết 3 lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất là:

A. Na

B. Dung dịch NaOH

C. Nước brom

D. Ca(OH)2

Đáp án C

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Ta dùng nước brom phản ứng lần lượt với 3 lọ mất nhãn

Nếu xuất hiện ↓ → phenol

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

Nếu brom mất màu → stiren:

C6H5CH=CH2 + 3Br2 → C6H5CHBr-CH2Br

Nếu không có hiện tượng gì → ancol benzylic.

Câu 10.  Một dung dịch A chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch M phản ứng với nước brom (dư), thu được 17,25 gam hợp chất B chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là

A.(CH3)2C6H3-OH.

B.CH3 -C6H4-OH.

C.C6H5-CH2-OH.

D.C3H7-C6H4-OH.

Đáp án B

A + 3Br→ B+ 3HBr

x    3x                  3x

nBr2 = nHBr = xnBr2 = nHBr = x

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA + mBr2 = mhợp chất + mHBr

=> 5,4 + 160.3x = 17,25 + 81.3x => x = 0,05 mol

=> MA = 5,4/0,05 = 108

=> A chỉ có thể là CH3 -C6H4-OH.

Câu 11. Để điều chế axit picric, người ta cho 7,05 gam phenol tác dụng với HNO3 đặc, H2SO4 đặc. Biết lượng axit HNOđã lấy dư 25% so với lượng cần thiết. Số mol HNO3 cần dùng và khối lượng axit picric tạo thành là :

A. 0,5625 mol; 34,75 gam.

B. 0,5625 mol; 34,35 gam.

C.  0,28125 mol; 17,175 gam.

D. 0,45 mol; 42,9375 gam.

Đáp án C

Phương trình hóa học:

C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O

Phương trình: 94 → 189 → 229 (g)

Theo đề bài m phenol = 7,05 gam

⇒ mHNO3 = 7,05.189/94 = 14,175 gam ⇒ nHNO3 = 0,225 mol

⇒ nHNO3 dùng = 0,225 + 25%.0,225 = 0,28125 mol

maxit picric = 7,05.229/94 = 17,175 gam

Toppy mang đến nhiều bài giảng về Hóa Học một cách đơn giảng và thật sự rõ ràng. Với bài giảng C6h5oh br2 và phương trình c6h5oh br2 mong rằng các em bổ sung thêm kiến thức của mình để có thể học thật tốt môn này nhé. Chúc các em thành công.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Đăng Ký Nhận Ngay Tài Liệu Tổng Ôn Trị Mất Gốc